Nhanh chóng phát triển hệ thống nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 91)

Như đã tìm hiểu ở chương trước, nhãn sinh thái ngày càng được áp dụng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới, và theo nghiên cứu cũng cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi thêm một ít tiền để mua các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái. Do đó, Nhà nước Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh việc phát triển xây dựng nhãn sinh thái cho riêng quốc gia mình. Để làm được điều đó, trước hết Nhà nước cần xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn để được công nhận là nhãn sinh thái, trong đó hệ thống các tiêu chuẩn sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường trên thế giới. Sau đó sẽ là xây dựng các phòng kiểm định và các thủ tục để cấp nhãn. Do đó, đòi hỏi nhà nước cần có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ.

Tóm lại: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động các biện

pháp để vượt qua rào cản môi trường của Hoa Kỳ trên cơ sở sự giúp đỡ từ Nhà nước và Hiệp hội dệt may. Theo đó, cần phải có các biện pháp đồng bộ và toàn diện về nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thông tin và nhân lực,..

85

KẾT LUẬN

Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống của Việt Nam, là một ngành sản xuất chủ lực, luôn nằm trong chiến lược phát triển quốc gia, và là một trong những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, hàng năm xuất khẩu của ngành dệt may luôn chiếm 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kể từ sau khi gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO vào ngày 11/01/2007, tất cả các ngành sản xuất của Việt Nam đều có cơ hội mở rộng thị trường, trong đó có dệt may, hàng dệt may Việt Nam đã và đang có vị trí trên thị trường thế giới.

Mỹ là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng đối với hàng dệt may Việt Nam, điều đó được chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ chiếm xấp xỉ 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và Việt Nam là thị trường thứ hai sau Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Và hứa hẹn trong thời gian tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một nước có hệ thống luật pháp phức tạp bao gồm Luật Liên bang và Luật Bang, hệ thống rào cản thương mại đa dạng và hết sức tinh vi, đặc biệt là đối với hàng dệt may khi mà ngành này sử dụng hơn 1 triệu lao động tại quốc gia này. Hoa Kỳ cũng là một nước phát triển, và họ rất coi trọng đến người tiêu dùng, có các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là Hiệp hội An toàn Sản phẩm tiêu dùng CPSC do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, và đã đưa ra Đạo luật CPSIA về an toàn sản phẩm tiêu dùng. Và quốc gia này cũng chú ý đến phát triển bền vững, coi trọng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trách nhiệm đối với người lao động và tác động đến môi trường, điển hình là tiêu chuẩn WRAP đối với hàng dệt may. Do đó, để vượt qua các rào cản này, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam cần có những nghiên cứu chi tiết về rào cản thương mại của Hoa Kỳ, chủ động sử dụng nguồn nội lực của mình, cũng như các nguồn lực liên kết để vượt rào cản.

86

Trong những năm vừa qua, Nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam VITAS, và toàn thể các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đều cố gắng và có những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may Việt Nam, đáp ứng các rào cản mà thị trường Hoa Kỳ đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những thành công bước đầu đạt được, còn xuất hiện nhiều tồn tại và hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, cùng với chiến lược phát triển ngành, cần có những biện pháp đồng bộ và toàn diện của Nhà nước, Hiệp hội VITAS, các doanh nghiệp dệt may để có thể khắc phục được tồn tại và hạn chế, khi mà rào cản của Hoa Kỳ ngày càng phức tạp và tinh vi hơn.

Ngoài ra, đối với rào cản môi trường, trước hết các doanh nghiệp cần áp dụng chương trình “sản xuất sạch hơn” mà đã và đang được triển khai tại nhiều doanh nghiệp. Sản xuất sạch hơn là phương pháp sản xuất ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên vật liệu và hạn chế nước thải, rác thải. Trước hết, các doanh nghiệp có thể giúp các quốc gia phát triển một cách bền vững, và sau đó có thể đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, hơn hết đây là biện pháp tốt nhất và triệt để để đối phó với những rào cản môi trường hiện nay.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Bộ Công thương (2012), Ngành dệt may cần áp dụng rộng rãi chương trình sản xuất sạch hơn, http://sxsh.vn

2. Công ty tư vấn và truyền thông văn hoá giáo dục môi trường Pi (2007), Sổ

tay hướng dẫn về “Rào cản xanh” trong WTO, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

3. Chi cục đo lường tiêu chuẩn Quảng Bình, 25/03/2014, Hiệp định về hàng

rào kỹ thuật trong thương mại TBT,http://portal.tcvn.vn

4. Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với

hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội

5. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2014), Bản tin Kinh tế - dệt may, số 03/2014. 6. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và

tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận và chính trị, Hà Nội

7. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

8. Thủ tướng Chính phủ (2008), Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công

nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, http://vbqppl.moj.gov.vn

9. Tiêu chuẩn Việt Nam, 10/04/2014, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, http://www.tieuchuan.vn

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

1. Baldwin (1970), Determinants of the Commodity Structure of US Trade, American Economic Review, US

2. Consumer Product Safety Commission (2008), Consumer Product Safety Improvement Act

3. Ecolabel index, 12/04/2014, All ecolabels in China, http://www.ecolabelindex.com

88

4. Ecolabel index, 12/04/2014, All ecolabels in United States, http://www.ecolabelindex.com

5. Environmental protection agency - office of environmental health hazard assessment, Safe Drinking Water and Toxic Enforcement Act of 1986,

State of California.

6. Federal Trade Commission, 13/04/2014, Fur Product Labeling Act, http://www.genescopartners.com

7. Financial Times (2014), China joins Davos drive to cut green trade barriers, http://www.ft.com

8. Ida M.Conway (2007), Trade Barriers in Asia and Oceania, Nova

Science

9. Legal Information Institute, 14/04/2014, 16 CFR PART 1610 - Standard for the Flammability of Clothing Textiles, http://www.law.cornell.edu

10. Social Accountability Accreditation Services, 14/04/2014, Certificate Facilities list, http://www.saasaccreditation.org

11. Steven W. Popper, Victoria G, Keith C. và Rehan M. (2004), Measuring Economic Effects of Technical Barriers to Trade on U.S Exporters, DRR-

3083-5-NIST, US.

12. The Australian APEC Study Centre (2003), European Unilateralism- Environmental Trade Barriers and the Rising Threat to Prosperity through Trade, Monash University.

13. Worldwide Responsible Accredited Production, 14/04/2014, Wrap Facilities Worldwide, http://www.wrapapparel.org

Các trang Website:

1. Trang thông tin Hiệp hội dệt may Việt Nam: www.vietnamtextile.org.vn 2. Trang thông tin Tập đoàn dệt may Việt Nam: http://www.vinatex.com 3. Trang thông tin Phòng thương mại dệt may Hoa Kỳ:

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 91)