Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật nói chung và môi trường nói riêng như hiện nay thì để đáp ứng được các yêu cầu, không phải chỉ kiểm tra sản phẩm mà các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng được các yêu cầu từ khâu đầu
75
vào. Đối với ngành dệt may Việt Nam, việc giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào vẫn là một bài toán khó, cần có sự chung tay giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội và Chính phủ. Theo nghiên cứu ở chương 2, hiện nay ngành dệt may Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 70-80% giá trị nguyên liệu đầu vào. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng không được đảm bảo sẽ không chủ động được giá thành từ đó giảm khả năng cạnh tranh và đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tự chủ động được nguồn nguôn liệu của mình.
Để là được điều đó, đầu tiên, các doanh nghiệp có thể liên hệ với Hiệp hội VITAS để tìm được nguồn nhập khẩu nguyên liệu với giá cả và chất lượng ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể liên kết với nhau để cùng tìm nguồn nguyên liệu chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tự mình đi tìm các nguồn nguyên liệu trên thế giới, so sánh và đưa ra quyết định đối với nguồn nguyên liệu có giá cả, chất lượng phù hợp với doanh nghiệp. Cần lưu ý, giá cả là là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải yếu tố quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần phải xem xét đến chất lượng và độ ổn định của nguồn nguyên liệu. Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp cần theo dõi đến các quy định của nhà nước về vùng trồng nguyên liệu, quy trình, cách thức chăm sóc của vùng nguyên liệu.
Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp cũng có thể tăng tỉ lệ nội địa hóa bằng cách phụ trách một vùng trồng nguyên liệu đặc biệt là vùng trồng bông, cách này đã được áp dụng trong ngành sữa. Doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân về vốn, cách thức trồng, thu hoạch, sau đó, các doanh nghiệp sẽ thu mua nguyên liệu do họ sản xuất ra. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu về cả giá cả, chất lượng và số lượng. Nhưng để làm được việc này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn lớn, hơn nữa vùng trồng nguyên liệu cũng cần có quy mô lớn để có lợi ích theo quy mô.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần gấp rút triển khai các dự án nghiên cứu, sản xuất các xơ sợi được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác
76
như dự án phát triển sản xuất tơ nhân tạo visco, chủ yếu từ nguyên liệu là bột gỗ bạch đàn và keo lai tai tượng.