Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 83)

Một trong những nguyên nhân mà hàng dệt may Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường của Hoa Kỳ đó là sự hạn chế trong việc quản lý chất lượng, nhất là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thử nghiệm và kiểm định sản phẩm. Mức sống của người dân ở Mỹ rất cao, do đó Hiệp hội người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc chấp nhận hoặc phản đối việc nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và Hoa Kỳ đáp ứng bảo vệ sức khỏe và môi trường như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, WRAP. Tuy hiện nay các doanh nghiệp dệt may rất coi trọng bộ tiêu chuẩn SA 8000, nhưng việc thực hiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn này không phải dễ do các tiêu chuẩn này quá cao so với điều kiện xây dựng của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp thường áp dụng các bộ tiêu chuẩn của các đối tác nước ngoài đặt ra. Để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, coi đây là một đầu tư mang tính chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp.

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng do Hoa Kỳ yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có việc quản lý chất lượng từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Bên cạnh các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp cần có các phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như các hóa chất đầu vào cho sản xuất dệt may.

Trong hệ thống quản lý chất lượng thì việc kiểm tra chất lượng đầu ra là một yếu tố quan trọng đảm bảo sản phẩm đã đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hay chưa. Bên cạnh Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex có một phòng thí nghiệm sinh thái hiện đại, thì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ

77

không có khả năng tự xây dựng phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn của riêng doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hợp tác để xây dựng các phòng thí nghiệm của riêng mình, hoặc Hiệp hội dệt may Viêt Nam VITAS cũng có thể đứng lên xây dựng một phòng thí nghiệm cho các hội viên với vốn được xây dựng từ sự đóng góp của các hội viên chính là các doanh nghiệp dệt may.

CPSC phân loại ra có 3 loại phòng thử nghiệm bao gồm phòng thử nghiệm thương mại độc lập, phòng thử nghiệm có liên quan đến nhà sản xuất và phòng thử nghiệm của Chính phủ. Đối với các doanh nghiệp dệt may tự xây dựng phòng thử nghiệm cho riêng mình cần đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng thử nghiệm có liên quan đến nhà sản xuất, nếu các phòng thí nghiệm do Hiệp hội dệt may cần tuân thủ các tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm thương mại độc lập. Điều kiện để các phòng thí nghiệm này được CPSC công nhận kết quả là phải đạt được chứng nhận ISO 17025 của ILAC-MRA. Các yêu cầu để đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 17025 được chia thành hai nhóm yêu cầu đó là nhóm yêu cầu về quản lý và nhóm yêu cầu về kỹ thuật. Nhóm các yêu cầu về quản lý bao gồm 15 tiêu chuẩn, đó là: tổ chức, hệ thống chất lượng, kiểm soát tài liệu, xem xét các yêu cầu và xử lý hợp đồng, hợp đồng phụ về thử nghiệm và hiệu chuẩn, mua dịch vụ và đồ cung cấp, dịch vụ đối với khách hàng, khiếu nại, kiểm soát hiệu chuẩn và thử nghiệm KPH, cải tiến, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo. Nhóm các yêu cầu về kỹ thuật bao gồm 10 yêu cầu, đó là: yêu cầu chung, nhân sự, tiện nghi và điều kiện môi trường, phương pháp thử nghiệm, hiệu chuẩn và phê duyệt phương pháp, thiết bị, tính liên kết chuẩn, lấy mẫu, quản lý mẫu thử nghiệm và hiệu chuẩn, đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn, báo cáo kết quả thử nghiệm. Đối với các phòng thử nghiệm đã đáp ứng được các tiêu chuẩn đó, cần xin cấp chứng nhận ISO 17025 cũng như các tiêu chuẩn thông thường khác.

78

3.4.1. Tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật và các chính sách

thương mại của Hoa Kỳ, chú trọng đến các rào cản môi trường

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, các doanh nghiệp chỉ có thể thành công trong việc xuất khẩu hàng hóa nếu như nắm rõ được hệ thống pháp luật các các chính sách thương mại của nước nhập khẩu. Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống pháp luật phức tạp bao gồm hệ thống pháp luật Liên bang và hệ thống pháp luật Bang. Đối với hệ thống pháp luật Liên bang doanh nghiệp có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn phổ biến, nhưng đối với hệ thống pháp luật Bang doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiểm thông tin về nó. Do đó, để giúp các doanh nghiệp vượt qua được rào cản này, Nhà nước phải tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật và chính sách thương mại qua các kênh thông tin khác nhau.

Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam cũng đã quan tâm đến các vấn đề về cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may như Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương có tạp chí chuyên ngành dệt may phát hành một số mỗi tuần. Đây là một tờ báo rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, những người quan tâm đối với lĩnh vực dệt may trong nước và quốc tế. Tờ báo chính là cầu nối truyền đạt thông tin hướng dẫn, phổ biến thông tin giữa Chính phủ và các doanh nghiệp dệt may. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kênh thông tin mạng Internet đang dần trở thành kênh thông tin truyền đạt các thông tin nhanh và kịp thời hơn. Tuy nhiên, các trang web của các Bộ chưa thực sự hữu ích đối với các doanh nghiệp, các thông tin đó không theo kịp sự phát triển của thị trường dệt may thế giới. Bên cạnh đó, các trang web cũng cần có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho các doanh nghiệp khi có những quy định mới, và trang web cũng cần hệ thống được hệ thống luật ảnh hưởng tới hàng dệt may xuất khẩu. Hai kênh thông tin trên, Nhà nước cần duy trì một cách thường xuyên và liên tục, ngoài ra, Nhà nước và Chính phủ cũng nên có các

79

buổi hội thảo, hướng dẫn các quy định mới đối với hàng dệt may của các nước nhập khẩu nói chung trong đó có Hoa Kỳ.

Như vậy, để có thể chủ động đối phó với sự thay đổi trong hệ thống rào cản môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần truyền đạt được các thông tin đầy đủ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trong nước.

3.4.2. Hỗ trợ, kiểm tra, giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn dựa

trên cơ sở các tiêu chuẩn, yêu cầu môi trường của Hoa Kỳ

Hiện nay các doanh nghiệp dệt may đã ý thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn của quốc tế, tuy nhiên không thể ngày một, ngày hai các doanh nghiệp có thể áp dụng được các tiêu chuẩn này do điều kiện hạn chế về các nguồn lực. Để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dệt may có thể làm quen được với hệ thống quản lý quốc tế, áp dụng sản xuất phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế, Nhà nước một mặt cần lồng ghép các chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, mặt khác hỗ trợ tư vấn về pháp luật và điều kiện vật chất giúp doanh nghiệp có được một sự chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Việc xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn, pháp luật theo hướng phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Căn cứ vào các yêu cầu, tiêu chuẩn sinh thái của hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Chính phủ cần xây dựng những tiêu chuẩn cấp Bộ, cấp Nhà nước, để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những tiêu chuẩn này sẽ tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn đó, từ đó sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường mà Hoa Kỳ đặt ra.

Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành những quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt

80

đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cần có các quy định về sử dụng các hóa chất độc hại trong khẩu nhuộm, xử lý vải,… các quy định về việc xử lý nước thải. Để tăng cường tính răn đe, cần có chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm như: chế tài thu phí nước thải, xử phạt hành chính nếu phát hiện các doanh nghiệp vi phạm. Kết hợp đồng thời các biện pháp giám sát, kiểm tra thường xuyên việc áp dụng và thực hiệp các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp.

3.4.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may đổi mới công nghệ

Mặc dù các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện việc cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, nhưng do điều kiện hạn hẹp về vốn và kiến thức chuyên môn mà quá trình này diễn ra chậm, kém hiệu quả và không triệt để. Do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành dệt may Việt Nam còn kém, thấp hơn các nước ở khu vực. Trong khi đó, để đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của Hoa Kỳ, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có công nghệ sản xuất hiện đại, không chỉ để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường. Do đó, Nhà nước cần phải có những biện pháp khoa học công nghệ cho ngành dệt may. Nhà nước có thể tự mình nghiên cứu các công nghệ mới, hiện đại trên thế giới, từ đó có thể nghiên cứu phát triển các công nghệ đối với ngành dệt may trong nước. Hay bên cạnh đó, Nhà nước nghiên cứu để đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cho các doanh nghiệp dệt may xem công nghệ nào phù hợp với việc đáp ứng các tiêu chuẩn và tình hình sản xuất trong nước. Từ đó có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị như đánh thuế nhập khẩu thấp, đơn giản hóa các thủ tục hải quan. Đồng thời, Nhà nước cũng có thể làm cầu nối, khuyến khích sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để từ đó có thể tiếp thu được khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất trong nước.

81

3.4.4. Đẩy mạnh đàm phán quốc tế

Theo như bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc vượt rào cản môi trường đối với hàng dệt may. Nhà nước Việt Nam cũng cần đẩy mạnh các đàm phán quốc tế, mục tiêu trực tiếp là đàm phán để Hoa Kỳ giảm các rào cản môi trường đối với hàng dệt may Việt Nam, ngoài ra mục tiêu xa hơn là xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để khai thác thông tin về rào cản môi trường của Hoa Kỳ. Để làm được điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện các giải pháp mang tính vĩ mô như:

- Tăng cường mối quan hệ thương mại hữu nghị, hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên lĩnh vực dệt may, tăng cường ký kết các hiệp định hỗ trợ ngành dệt may. Bên cạnh đó cũng cần củng cố, đẩy mạnh đối với các quốc gia khác, như các thị trường xuất khẩu khác của dệt may như: Nhật Bản, EU,… từ đó sẽ tạo nên thương hiệu, uy tín đối với hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

- Nâng cao vai trò của các Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Các Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò cung cấp, cập nhật thông tin về các thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu, của quy định của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam. Các Đại sứ quán sẽ đóng vai trò giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ.

- Hỗ trợ, đẩy mạnh các hội chợ quốc tế về hàng dệt may mang tính quảng bá, đem tới cho bạn bè quốc tế những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về hàng dệt may Việt Nam, thu hút thị hiếu và tạo sự tin tưởng của họ đối với chất lượng của hàng dệt may Việt Nam.

3.4.5. Hỗ trợ ngày công nghiệp phụ trợ, phát triển nguồn nguyên liệu đầu

vào

Như đã tìm hiểu ở trên, tỉ lệ nguyên phụ liệu sử dụng cho ngành dệt may được nhập khẩu từ nước ngoài chiếm đến 70-80% tổng lượng nguyên liệu phục vụ cho ngành. Bên cạnh đó ngành công nghiệp phụ trợ như công

82

nghiệp dệt, nhuộm, sợi hóa học, hóa chất,.. chưa được đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu của dệt may trong nước. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ và cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may chưa phát triển. Chính điều này dẫn đến việc chất lượng, giá của các sản phẩm dệt may bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, không ổn định. Với các quy định chặt chẽ của CPSIA, việc không chủ động được nguồn nguyên liệu cũng như ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém sẽ làm tăng khả năng vi phạm của hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Do đó, Nhà nước cần phải có những chính sách quy hoạch một cách toàn diện và đồng bộ để phát triển ngành sản xuất dệt may.

Trước hết, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại các thành phố lớn để kịp thời cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may. Đầu tư hay kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, hỗ trợ phát triển máy móc, trang thiết bị hiện đại cho sản xuất nguyên phụ liệu. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để có có vùng trồng nguyên liệu riêng của mình, nên Nhà nước nên mở rộng và phát triển vùng trồng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ và xúc tiến việc thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin về nguyên phụ liệu. Các trung tâm giao dịch giao dịch nguyên phụ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm bớt được chi phí đi tìm nguồn nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, đây cũng là cầu nối trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để các doanh nghiệp có thêm thông tin và kinh nghiệm quý báu.

3.4.6. Xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế

Đối với các quy định chặt chẽ của Hoa Kỳ như CPSIA, yêu cầu chất lượng sản phẩm được cấp chứng nhận GCC của một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn do CPSC chứng nhận. Hiện nay Việt Nam chưa có được phòng thí nghiệm nào đạt tiêu chuẩn được CPSC cấp phép, và còn khá thiếu các phòng thí nghiệm cần thiết. Bên cạnh Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex có phòng

83

thí nghiệm hiện đại, các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ khác không có khả

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)