Rào cản môi trường đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn tại các nước trên thế giới do các quy định môi trường ngày càng tăng. Rào cản môi trường rất đa dạng và được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng nước. Đó cũng là xu hướng phát triển chung của nền kinh tế khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển và mọi người muốn hướng tới một môi trường tốt hơn, một sự phát triển bền vững với nền kinh tế xanh và bảo vệ môi trường sống. Do đó, việc áp dụng ngày càng nhiều các rào cản môi trường chịu sự tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô.
1.3.1.1. Các nhân tố vĩ mô
Chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động sau rộng đến mọi ngành kinh tế và xã hội. Mỗi nước khác nhau lại có chính sách kinh tế vĩ mô cho riêng nước mình. Và với xu hướng hội nhập như hiện này, hướng đến phát triển bền vững, chính sách kinh tế vĩ mô các nước cùng với việc mở cửa hội nhập cũng chú trọng đến bảo vệ môi trường nên thúc đẩy việc áp dụng các rào cản môi trường.
Hoạt động quản lý của Nhà nước: Đối với hoạt động quản lý của Nhà
nước đối với từng ngành nghề đều gồm các nội dung chính đó là: hệ thống tiêu chuẩn hóa (xây dựng các tiêu chuẩn, áp dụng các tiêu chuẩn và hài hòa các tiêu chuẩn), hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát. Để làm tốt các hoạt động này của mình Nhà nước sẽ đặt ra các rào cản môi trường, các tiêu chuẩn môi trường để dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động.
Các doanh nghiệp trong nước: Giống như sự hình thành của các rào cản môi trường, thì các doanh nghiệp trong nước luôn muốn Chính phủ bảo hộ cho ngành sản xuất của mình trong nước, mục đích nhằm tăng cường thị
20
trường trong nước, qua đó tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp luôn tác động nhằm tăng cường hết mức các rào cản TMQT nói chung và các rào cản môi trường nói riêng.
Các tổ chức xanh phi chính phủ: Các tổ chức phi xanh phi chính phủ luôn dùng các công cụ như vận động, kêu gọi và biểu tình để gây sức ép lên các chính phủ để đạt được mục đích bảo vệ môi trường của mình. Một số tổ chức phi chính phủ lớn có tác động rất lớn đến các quốc gia. Các tổ chức xanh phi chính phủ muốn các nước phát triển đặt ra các rào cản môi trường để ảnh hưởng tới quyết định của các nước khác trong việc bảo vệ môi trường.
1.3.1.2. Các nhân tố vi mô
Chất lượng nguyên liệu: Chất lượng của sản phẩm đầu ra có sự ảnh hưởng rất lớn của chất lượng nguyên liệu đầu vào. Nếu như nhận thấy một nước không có được nguồn nguyên liệu đảm bảo cho việc sản xuất một hay một số ngành hàng nào đó. Các nước nhập khẩu mặt hàng đó có thể sẽ áp dụng các rào cản môi trường để hạn chế việc nhập khẩu cũng như gây sức ép để các nước khác đảm bảo nguồn nguyên liệu của mình.
Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Cùng với việc ngày càng xuất hiện nhiều tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, mẫu mã như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 thì các quốc gia cũng tăng cường áp dụng các rào cản môi trường để hạn chế cũng như quản lý việc nhập khẩu những sản phẩm không áp dụng hệ thống quản lý và tổ chức sản xuất hợp lý.
1.3.2. Tác động của rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế
1.3.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản
Tác động của các rào cản phi thuế quan nói chung và các rào cản môi trường nói riêng tới hoạt động thương mại quốc tế mang tính chất đa chiều và rất khó có thể xác định được tác động của chúng. Điều này xuất phát từ chính bản chất của rào cản đã được trình bày trong phần khái niệm, rào cản trong TMQT có tính chất hai mặt của chúng. Các rào cản môi trường sẽ đạt được sự
21
thống nhất về tiêu chuẩn đối với các sản phẩm, đảm bảo chất lượng, tận dụng được lợi thế theo quy mô. Nhưng nếu một biện pháp môi trường tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu, thu hẹp tiêu dùng hay làm méo mó thương mại thì chúng sẽ trở thành rào cản môi trường.
Theo Steven W. Popper, Victoria G, Keith C. và Rehan M. (2004) thì các tiêu chí để xem xét một tiêu chuẩn có thực sự là một rào cản hay không bao gồm:
- Liệu tiêu chuẩn có được đẩy cao hơn mức cần thiết nhằm đạt tới các mục tiêu chính sách?
- Liệu nó có giúp cho các doanh nghiệp nội địa có được mức lợi nhuận cao hơn nhờ những sụt giảm của các doanh nghiệp nước ngoài?
- Liệu nó có tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường hay không?
- Liệu nó có phải là giải pháp làm ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nhiều nhất so với các giải pháp/ sự lựa chọn khác?
- Liệu nó có phải giải pháp quá thận trọng?
- Liệu tiêu chuẩn này có phải chỉ được đưa ra khi hàng nhập khẩu bắt đầu chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, đáng kể hơn?
Theo nghiên cứu của TS. Đào Thị Thu Giang (2009, p. 46) có bốn phương pháp chủ yếu được dùng để đo lường tác động của các rào cản môi trường bao gồm:
- Phương pháp kinh tế lượng (Econometric analyses);
- Phương pháp cân bằng từng phần / bộ phận (Partial equilibrium approaches);
- Phương pháp cân bằng tổng quát (Computable general equilibrium approaches);
22
Mỗi phương pháp đo lường đều có những ưu điểm và hạn chế. Do vậy, tùy từng trường hợp, để có kết luận một cách toàn diện và chính xác các nhà phân tích, hoạch định chính sách sẽ phải kết hợp điều tra với các phương pháp khác. Để đo lường được ảnh hưởng của rào cản môi trường đến thương mại quốc tế phải tính toán được tất cả các tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.3.2.2. Tác động tích cực
- Thúc đẩy việc hội nhập, tiếp cận thị trường thông qua việc đưa ra các chuẩn mực để so sánh và áp dụng. Các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn, chuẩn mực sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường.
- Kích thích nhu cầu thông qua việc cung cấp thêm thông tin và loại bỏ các trở ngại về tâm lý đối với người tiêu dùng. Khi kênh thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng được tăng cường, sản phẩm sẽ ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu tốt hơn.
- Thúc đẩy các lợi ích có được từ quy mô lớn, lợi thế theo quy mô sẽ làm tăng năng suất.
- Thuận lợi trong việc đàm phán quốc tế về các hiệp định thương mại và môi trường, qua đó tăng cường quá trình tự do hóa thương mại.
- Khắc phục các khiếm khuyết của thị trường về các sản phẩm công cộng như sức khỏe, bảo vệ môi trường.
1.3.2.3. Tác động tiêu cực
- Gây cản trở, tạo ra các méo mó trong thương mại quốc tế khi chúng thực sự trở thành các rào cản.
- Các rào cản mà mục đích của nó là bảo hộ nền sản xuất trong nước, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành nghề đó, ỷ lại và chậm đổi mới cũng như cải tiến công nghệ và năng suất lao động.
- Nếu các tiêu chuẩn đặt ra quá cao sẽ là một thách thức đối với các nước đang phát triển và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
23
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc vƣợt rào cản môi trƣờng của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may
Hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc và hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ có nhiều điểm tương đồng như: đều chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ, có tốc độ tăng trưởng nhanh và do đó luôn có sự theo dõi sát sao của các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ. Từ lâu hàng dệt may đã trở thành điểm nóng trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Hoa Kỳ. Nghiên cứu kinh nghiệm vượt rào cản của hàng dệt may xuất khẩu Trung Quốc, từ đó có thể áp dụng được một cách linh hoạt các biện pháp mà Trung Quốc đã sử dụng để có thể áp dụng vào hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam.
1.4.1. Tình hình xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ từ trước tới nay đều chiếm tỉ trọng lớn nhất, không những vậy còn tăng trưởng với tốc độ cao. Sau khi một số chủng loại dệt may Trung Quốc đã hết bị áp hạn ngạch của Hoa Kỳ sau năm 2008, tỉ trọng hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng cao trở lại. Theo số liệu của phòng thương mại dệt may và may mặc OTEXA cho biết tổng kim ngạch nhập khẩu của hàng dệt may vào Hoa Kỳ tăng nhẹ 2,69% lên đến 41.673,773 triệu USD trong năm 2013. Trong đó hàng dệt may Trung Quốc vẫn chiếm tỉ trọng lớn, trong năm 2012 là 40,21% và giảm nhẹ trong năm 2013 xuống 39,79%.
Có thể thấy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ với tỉ trọng xấp xỉ 40%. Có được vị trí như vậy đối với thị trường dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới là nhờ sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc rất lớn, mà một số nguyên nhân chính đó là:
- Chi phí lao động trên mỗi đơn vị sản phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao.
24
- Trung Quốc có thể sản xuất được nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất dồi dào và đa dạng như: các loại vải, phụ kiện trang trí, bao bì và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may.
- Trung Quốc được các giới chuyên môn đánh giá là một nơi tốt nhất về sản xuất quần áo, và các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay mức giá nào.
- Trung Quốc có khả năng cung cấp hàng dệt may với số lượng lớn trong thời gian ngắn.
1.4.2. Các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ
Cùng với quá trình phát triển của thương mại quốc tế, rào cản môi trường hay rào cản “xanh” đang trở thành rào cản phi thuế quan mới bên cạnh những rào cản thương mại khác đang ngày càng trở nên mờ nhạt hơn. Đặc biệt đối với hàng dệt may và may mặc, khi quá trình sử dụng của nó gắn liền với cơ thể người sử dụng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Với tốc độ gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ thì Chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng các rào cản môi trường đổi với hàng dệt may Trung Quốc. Các rào cản đó được chia làm hai loại chính: một loại rào cản được thiết lập trong quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm, quá trình loại bỏ cũng như tái sử dụng sản phẩm, một loại được thiết lập yêu cầu các sản phẩm dệt may không gây nên tác dụng xấu đến sức khỏe người sử dụng, cụ thể là:
1.4.2.1. Các biện pháp liên quan đến quá trình sản xuất
- Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu
WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện.
WRAP chứng nhận sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc đó là: (1) Luật pháp và quy tắc nơi làm việc; (2) Ngăn cấm lao động cưỡng bức; (3) Ngăn cấm lao động trẻ em; (4) Ngăn cấm quấy rối và
25
ngược đãi; (5) Bồi thường và phúc lợi; (6) Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của pháp luật; (7) Ngăn cấm phân biệt đối xử; (8) Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc; (9) Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể; (10) Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường; (11) Thực hiện đúng thủ tục thuế quan; (12) Cấm chất ma túy. Trong đó có thể thấy rõ điều 8 và 10 liên quan trực tiếp đến rào cản môi trường.
Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc: doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể giúp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động
Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường: Doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp về môi trường, các điều lệ của công ty về môi trường, cần chú ý xử lý rác thải cũng như tái chế.
- Hệ thống các tiêu chuẩn ISO
Chất lượng của sản phẩm sẽ được thông qua hệ thống các tiêu chuẩn hóa mà doanh nghiệp đạt được. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và 14000 được duy trì bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là hai bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn có liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê hiệu ứng nhà kính,…
1.4.2.2. Các biện pháp liên quan đến sức khỏe người sử dụng
- Luật về tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ ngày 14/8/2008.
26
Theo quy định mới thì hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ được tiêu chuẩn về vải dễ cháy, tránh các trường hợp vải quá dễ cháy, gây hại đến người sử dụng. Theo đó, luật này nghiêm cấm các hành động nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay buôn bán các loại quần áo, đồ trang trí, vải hay các chất liệu có liên quan đến vải mà không phù hợp với các tiêu chuẩn về phòng cháy mà CPSC đã quy định. Việc không tuân thủ có thể bị xử phát dân sự như tịch thu hay xung công, cũng có thể bị chịu các trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo luật mới này, bắt đầu từ tháng 2 năm 2009, chỉ các sản phẩm đã được kiểm định có nồng độ chì cho phép mới được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo bà Nancy A.Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thể đơn giản là không có chì.”.
Ngoài ra còn có các luật liên quan đến các hóa chất độc hại khác như: các amin thơm gây ung thư, các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ thiếc, các hợp chất thơm có chưa clo, các hợp chất làm chậm cháy, focmaldehyt, phthalat.
1.4.3. Những biện pháp tự vệ của Trung Quốc
Sản phẩm dệt may và may mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ, dệt may Trung Quốc đã, đang và sẽ chiếm lĩnh thị trường dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đối với một nước phát triển như Hoa Kỳ, việc quan tâm đến các yếu tố để phát triển bền