Những biện pháp tự vệ của Trung Quốc

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 33)

Sản phẩm dệt may và may mặc là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ, dệt may Trung Quốc đã, đang và sẽ chiếm lĩnh thị trường dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đối với một nước phát triển như Hoa Kỳ, việc quan tâm đến các yếu tố để phát triển bền vững như môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng càng được coi trọng. Do đó, Hoa Kỳ ngày càng áp dụng các rào cản môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu Trung Quốc. Với yêu cầu đó, Chính phủ và các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc đã có những biện pháp tự vệ nhằm vượt qua và giảm thiểu tác động từ các rào cản đó đến xuất khẩu.

27

1.4.3.1. Các biện pháp của Chính phủ

- Hoa Kỳ đã áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn, nhãn sinh thái đối với

hàng dệt may của mình. Cụ thể là:

 Tiêu chuẩn tập hợp các dây chuyền sản xuất để cùng giảm thiểu các tác động đến môi trường sinh thái. Thay vào việc kiểm tra sản phẩm đã hoàn thành, tiêu chuẩn phân tích tất cả các yếu tố đầu vào – từ nguyên liệu đến thành phần hóa học, các tài nguyên – trong một chuỗi quản lý đầu vào phức tạp. Trước khi sản xuất, các nguyên liệu được đánh giá dựa trên tác động của nó đến hệ sinh thái. Các chất độc hại do đó được loại bỏ trước khi được đưa vào sản xuất. Một khía cạnh quan trọng của tiêu chuẩn này đó là không bao giờ thỏa hiệp hay đưa ra yêu cầu về tính năng, chất lượng hay thiết kế sản phẩm mà áp dụng hệ thống công nghệ tốt nhất trong suốt quá trình sản xuất đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

 Nhãn môi trường của Trung Quốc được đề xướng vào năm 1993. Nó cung cấp các tiêu chuẩn môi trường đối với các lĩnh vực vật liệu xây dựng, dệt may, phương tiện giao thông, mỹ phẩm, điện tử, đóng gói,…

 Các tiêu chuẩn toàn cầu đối với hàng dệt may hữu cơ GOST được áp dụng vào năm 2006 để phát triển với mục đích thống nhất các tiêu chuẩn khác nhau hiện có và xác định các yêu cầu được công nhận trên toàn thế giới đối với hàng dệt may hữu cơ, từ khai thác nguyên liệu thô, thông qua các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội để xác định nhãn sinh thái được gắn lên sản phẩm. Nếu đáp ứng, các nhà sản xuất sẽ được cấp chứng nhận để cung cấp các loại vải và sản phẩm may mặc được chấp nhận bán ở tất cả các thị trường.

- Chính phủ tăng cường điều tiết vĩ mô, hệ thống các tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển ngành công nghiệp lành mạnh. Chính phủ khuyến khích

các doanh nghiệp dệt may thành lập các hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ cao, bảo vệ môi trường và thành lập các doanh nghiệp bên ngoài Trung Quốc. Chính phủ cũng chuẩn hóa và hướng dẫn các doanh nghiệp dệt may

28

phát triển lành mạnh và phát triển bền vững thông qua các tiêu chuẩn “xanh” và “sạch”.

- Chính phủ Trung Quốc tăng cường đàm phàn tiến tới các hiệp định về

cắt giảm rào cản môi trường. Trung Quốc tại Davos đầu năm 2014 đã chủ

trương việc cắt giảm rào cản môi trường. Vòng đàm phán tại Davos hứa hẹn sẽ chấm dứt các bế tắc của WTO đối với các vấn đề về hàng rào xanh được đề cập từ vòng đám phán thứ 12 tại Doha. Trung Quốc chỉ đứng sau EU trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến yếu tố môi trường, do đó tại vòng đàm phán này, Trung Quốc đã chủ trương trong việc cắt giảm các rào cản môi trường, nhất là trong khi Trung Quốc đang có xung đột với EU và Mỹ về pin năng lượng mặt trời.

- Chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường hướng dẫn các doanh nhân và

doanh nghiệp sản xuất dệt may Trung Quốc về các rào cản môi trường tại các

thị trường nhập khẩu nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc vượt rào cản về vốn và kiến thức.

1.4.3.2. Các biện pháp của các doanh nghiệp

Bên cạnh sự giúp sức đến từ Chính phủ thì các doanh nghiệp dệt may cũng phải tự đưa ra các giải pháp và chiến lược cho riêng mình vì chính doanh nghiệp chịu ảnh hướng trực tiếp từ các tác động của rào cản môi trường gây ra. Do đó, để vượt qua rào cản môi trường của Hoa Kỳ các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang áp dụng các biện pháp để vượt qua hay giảm thiểu các tác động mà rào cản môi trường đem lại, đó là:

- Các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư vào thay đổi công nghệ

sản xuất. Bên cạnh tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, doanh

nghiệp cũng chú trọng đến các công nghệ xanh, đầu tư công nghệ vào xử lý rác thải để đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt để đáp ứng tiêu chuẩn bluesign thì việc áp dụng một công nghệ, dây chuyền sản xuất thân thiện với môi trường là rất quan trọng.

29

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tập trung vào việc đưa nhân viên

của mình đi đào tạo tại trong nước và nước ngoài về các công nghệ xanh mới hay để tìm hiểu về các rào cản xanh hiện tại trên thế giới.

- Các doanh nghiệp cũng tích cực quản lý chất lượng của doanh nghiệp của mình để đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước về môi trường như:

GOST,…; các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội như SA 8000 hay đối với hàng dệt may là WRAP.

Như vậy, để vượt qua rào cản môi trường của Hoa Kỳ áp đặt đối với hàng dệt may của mình, các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang kết hợp rất tốt nội lực của chính doanh nghiệp của mình cũng như nguồn lực liên kết giữa các doanh nghiệp và Chính phủ. Việc nghiên cứu những kinh nghiệm vượt rào của hàng dệt may Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với dệt may xuất khẩu Việt Nam.

30

Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƢỜNG CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TỪ THỊ TRƢỜNG

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)