vào
Như đã tìm hiểu ở trên, tỉ lệ nguyên phụ liệu sử dụng cho ngành dệt may được nhập khẩu từ nước ngoài chiếm đến 70-80% tổng lượng nguyên liệu phục vụ cho ngành. Bên cạnh đó ngành công nghiệp phụ trợ như công
82
nghiệp dệt, nhuộm, sợi hóa học, hóa chất,.. chưa được đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu của dệt may trong nước. Điều đó cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ và cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may chưa phát triển. Chính điều này dẫn đến việc chất lượng, giá của các sản phẩm dệt may bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, không ổn định. Với các quy định chặt chẽ của CPSIA, việc không chủ động được nguồn nguyên liệu cũng như ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém sẽ làm tăng khả năng vi phạm của hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Do đó, Nhà nước cần phải có những chính sách quy hoạch một cách toàn diện và đồng bộ để phát triển ngành sản xuất dệt may.
Trước hết, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại các thành phố lớn để kịp thời cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may. Đầu tư hay kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, hỗ trợ phát triển máy móc, trang thiết bị hiện đại cho sản xuất nguyên phụ liệu. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để có có vùng trồng nguyên liệu riêng của mình, nên Nhà nước nên mở rộng và phát triển vùng trồng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ và xúc tiến việc thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm kiếm, trao đổi thông tin về nguyên phụ liệu. Các trung tâm giao dịch giao dịch nguyên phụ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm bớt được chi phí đi tìm nguồn nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, đây cũng là cầu nối trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để các doanh nghiệp có thêm thông tin và kinh nghiệm quý báu.