Các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 31)

Cùng với quá trình phát triển của thương mại quốc tế, rào cản môi trường hay rào cản “xanh” đang trở thành rào cản phi thuế quan mới bên cạnh những rào cản thương mại khác đang ngày càng trở nên mờ nhạt hơn. Đặc biệt đối với hàng dệt may và may mặc, khi quá trình sử dụng của nó gắn liền với cơ thể người sử dụng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Với tốc độ gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ thì Chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng các rào cản môi trường đổi với hàng dệt may Trung Quốc. Các rào cản đó được chia làm hai loại chính: một loại rào cản được thiết lập trong quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm, quá trình loại bỏ cũng như tái sử dụng sản phẩm, một loại được thiết lập yêu cầu các sản phẩm dệt may không gây nên tác dụng xấu đến sức khỏe người sử dụng, cụ thể là:

1.4.2.1. Các biện pháp liên quan đến quá trình sản xuất

- Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu

WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện.

WRAP chứng nhận sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc đó là: (1) Luật pháp và quy tắc nơi làm việc; (2) Ngăn cấm lao động cưỡng bức; (3) Ngăn cấm lao động trẻ em; (4) Ngăn cấm quấy rối và

25

ngược đãi; (5) Bồi thường và phúc lợi; (6) Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của pháp luật; (7) Ngăn cấm phân biệt đối xử; (8) Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc; (9) Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể; (10) Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường; (11) Thực hiện đúng thủ tục thuế quan; (12) Cấm chất ma túy. Trong đó có thể thấy rõ điều 8 và 10 liên quan trực tiếp đến rào cản môi trường.

 Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc: doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể giúp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động

 Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường: Doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp về môi trường, các điều lệ của công ty về môi trường, cần chú ý xử lý rác thải cũng như tái chế.

- Hệ thống các tiêu chuẩn ISO

Chất lượng của sản phẩm sẽ được thông qua hệ thống các tiêu chuẩn hóa mà doanh nghiệp đạt được. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và 14000 được duy trì bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là hai bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn có liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê hiệu ứng nhà kính,…

1.4.2.2. Các biện pháp liên quan đến sức khỏe người sử dụng

- Luật về tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ ngày 14/8/2008.

26

Theo quy định mới thì hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ được tiêu chuẩn về vải dễ cháy, tránh các trường hợp vải quá dễ cháy, gây hại đến người sử dụng. Theo đó, luật này nghiêm cấm các hành động nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay buôn bán các loại quần áo, đồ trang trí, vải hay các chất liệu có liên quan đến vải mà không phù hợp với các tiêu chuẩn về phòng cháy mà CPSC đã quy định. Việc không tuân thủ có thể bị xử phát dân sự như tịch thu hay xung công, cũng có thể bị chịu các trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Theo luật mới này, bắt đầu từ tháng 2 năm 2009, chỉ các sản phẩm đã được kiểm định có nồng độ chì cho phép mới được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo bà Nancy A.Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thể đơn giản là không có chì.”.

Ngoài ra còn có các luật liên quan đến các hóa chất độc hại khác như: các amin thơm gây ung thư, các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ thiếc, các hợp chất thơm có chưa clo, các hợp chất làm chậm cháy, focmaldehyt, phthalat.

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)