Khái quát chung về tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 37)

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch các nƣớc xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ

(Đơn vị: triệu USD)

Nước

Kim ngạch nhập khẩu % thay đổi (%)

Thị phần (%)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm

2013 Trung Quốc 40.583,238 41.673,773 2,69 40,21 39,79 Việt Nam 7.654,640 8.771,748 14,59 7,58 8,38 Ấn Độ 5.895,668 6.298,880 6,83 5,84 6,01 In-đô-nê- sia 5.197,432 5.230,321 0,63 5,15 4,99 Bangladesh 4.621,587 5.104,875 10,46 4,58 4,87 Mê-xi-cô 4,628,717 4.650,561 0,47 4,59 4,44 Pakistan 3.009,798 3.052,591 1,42 2,98 2,91 Campuchia 2.568,996 2.587,479 0,72 2,55 2,47 Honduras 2.574,219 2.510,397 -2,48 2,55 2,40 Canada 1.411,567 1.366,249 -3,21 1,40 1,30 Thái Lan 1.270,796 1.276,103 0,42 1,26 1,22 Philippines 1.226,593 1.221,065 -0,45 1,22 1,17 Các nước khác 20.288,669 20980,688 3,41 20,09 20,05 Tổng cộng 100.931,920 104.724,730 3,76 100,00 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của phòng dệt may và may mặc Hoa Kỳ OTEXA (Office of Textiles and Apparel))

Căn cứ vào số liệu thống kê của phòng dệt may và may mặc Hoa Kỳ OTEXA, tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ tính theo SME là

31

54.048,73 triệu SME trong năm 2012 và tăng nhẹ 4,58% trong năm 2013 lên 56.525,35 triệu SME (trong đó SME là đơn vị quy đổi theo mét vuông). Nếu tính kim ngạch nhập khẩu theo tổng giá trị thì tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ tăng 3,76% trong năm 2013 từ 100.931,920 triệu USD lên 104.724,730 triệu USD.

2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Dựa trên bảng số liệu 2.1 “Kim ngạch các nước xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ”, ta có thể thấy các quốc gia chính xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ đó là: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, In-đô-nê-sia, Bangladesh, Mê-xi- cô, Pakistan, Campuchia, Honduras, Canada, Thái Lan, Philippines.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thị trường dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ với tỉ trọng xấp xỉ 40%, bỏ xa các nước khác và chiếm lợi thế hoàn toàn đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong khi đó Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai, có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vào tương đối cao, ở mức 14,59% trong năm 2013.

2.2. Thực tiễn áp dụng rào cản môi trƣờng của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu

2.2.1. Các rào cản môi trường đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Các rào cản thương mại liên quan đến hàng may mặc chủ yếu liên quan đến chất lượng sản phẩm, vì sản phẩm may mặc liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng nên hầu hết các rào cản thuộc nhóm này là rào cản môi trường. Rào cản môi trường ngoài liên quan đến sức khỏe người sử dụng còn các nhóm rào cản liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hôi,…Một số rào cản môi trường phổ biến và quan trọng đối với hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ đó là:

- Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSA :

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ CPSC là một cơ quan liên bang độc lập được thành lập theo đạo luật CPSA này. Bằng luật này Quốc hội

32

giao trách nhiệm cho CPSC “bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. CPSC quản lý hơn 15 nghìn danh mục sản phẩm và dệt may là một trong số đó.

- Luật cải thiện tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng 2008 CPSIA 2008 :

Luật cải thiện tính an toàn của sản phẩm tiêu dùng CPSIA đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 14/8/2008. Theo đó, đạo luật này quy định các sản phẩm dệt may và may mặc nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ theo các quy định mới từ ngày 10/2/2010. Đạo luật CPSIA là luật sửa đổi một số luật an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSA, trong đó tập trung hơn vào các sản phẩm dành cho trẻ em. Đạo luật CPSIA định nghĩa sản phẩm trẻ em và có một số quy định có liên quan đến sản phẩm may mặc của trẻ em như:

 Tính an toàn cháy cho các sản phẩm quần áo của người lớn và trẻ em;  Các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa các bộ phận sắc, nhọn;

 Các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa chì;

 Các sản phẩm làm đồ chơi, chăm sóc trẻ em có chứa phthalates;

 Được kiểm tra về độ thích hợp bởi phòng kiểm định của CPSC, trừ một số trường hợp ngoại lệ;

 Có Giấy chứng nhận sản phẩm dành cho trẻ em qua đó xác nhận về độ thích hợp của sản phẩm phù hợp với trẻ em.

- Tiêu chuẩn về an toàn cháy đối với sản phẩm may mặc:

Ngày 25 tháng 3 năm 2008, trong Điều 16 CFR phần 1610, CPSC đã ban hành các tiêu chuẩn mới về tính cháy của sản phẩm may mặc. Mục đích của tiêu chuẩn này là thông qua những nguyên tắc thử nghiệm tiêu chuẩn, đánh giá để giảm thiểu rủi ro về thương tích và tử vong đối với người tiêu dùng về tính cháy của sản phẩm. Cùng trong Điều 16 phần 1615/1616, quy định các tiêu chuẩn liên quan đến tính cháy của quần áo ngủ trẻ em.

33

- Luật các chất nguy hại Liên bang FHSA :

Luật các chất nguy hại Liên bang FHSA cũng do Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ CPSC giám sát thực hiện, quy định về việc dãn nhãn độc hại đối với các sản phẩm dùng trong gia đình, trong nhãn còn phải hướng dẫn các biện pháp sơ cứu nếu xảy ra rủi ro với các chất độc hại. Các chất độc hại có liên quan đến sản phẩm may mặc đó là: các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo), các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thủy ngân,…), các hợp chất hữu cơ thiếc, các hợp chất hữu cơ thiếc, focmaldehyt, phthalates,…

Bên cạnh đó còn các các luật và quy định cấp bang như: Luật 65 California về thông báo sử dụng các hóa chất độc hại, Bang Vermont, Bang Connecticut,…

- Quy định đối với hàng may mặc sản xuất từ thành phần có lông thú:

Các hàng, sản phẩm may mặc có thành phần từ lông thú có giá trị trên 7 USD, khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được gắn nhãn theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Product Label Act).

- Các hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO):

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 về quản lý chất lượng sản phẩm về hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường.

- Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 :

SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về trách nhiệm xã hội được tổ chức quốc tế về trách nhiệm xă hội SAI biên soạn năm 1997 trên cơ sở các tiêu chuẩn là các công ước của tổ chức lao động quốc tế ILO. SA 8000 có quy định các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường như sức khỏe người lao động, hệ thống quản lý,…

- Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng may mặc toàn cầu WRAP:

WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động

34

của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện. Trong đó có quy định hai vấn đề liên quan đến môi trường là: sức khỏe, an toàn môi trường làm việc và các điều lệ, quy tắc về tiêu chuẩn môi trường.

- Các tiêu chuẩn về bao bì, phế thải bao bì và dán nhãn hàng hóa:

Các quy định về đóng gói phòng ngộ độc, nhãn hiệu cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật quý hiếm, các quy định về dán nhãn sinh thái (eco-label), luật hiệu suất năng lượng và quy định có liên quan.

2.2.2. Các rào cản môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu

của Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ hai trong tỉ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ do Trung Quốc, do đó các rào cản môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may và may mặc nhập khẩu hầu hết được áp dụng với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Các rào cản đó có thể được chia thành các nhóm rào cản về chất lượng, các tiêu chuẩn, các rào cản liên quan đến môi trường và các quy định gắn nhãn mác.

2.2.2.1. Nhóm rào cản liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng a) Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSA

Như đã tìm hiểu ở trên, Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng CPSC đã được thành lập theo đạo luật này nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Theo đạo luật CPSA, ủy ban CPSC được phép đề ra các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm có liên quan đến sự vận hành, thành phần sản phẩm, nội dung, thiết kế, sản xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất chính là đối tượng của quy định này, theo đó phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn của luật ban ra và dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày, nơi sản xuất, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ nó.

Hình thức để trừng phạt các nhà sản xuất không tuân thủ các quy định của CPSA chủ yếu là từ chối không cho nhập hàng vào Hoa Kỳ. Ngoài ra,

35

CPSC còn có thể tiến hành các thủ tục bắt giữ, cảnh báo sản phẩm nếu như cho rằng các sản phẩm này có thể gây nguy hiểm. Khi xác định một sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn của CPSA thì CPSC sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thông báo cho người tiêu dùng biết về khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm và yêu cầu nhà sản xuất phải khắc phục sai sót đó , sau đó thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người mua. Ngoài ra, nếu các sản phẩm vi phạm còn có thể bị xử phạt dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Cần lưu ý là việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của CPSA nghĩa là sẽ được miễn trách đối với an toàn của người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm đối với sức khỏe của người tiêu dùng kể cả sản phẩm đó đã đáp ứng những tiêu chuẩn của CPSA hay những sản phẩm không phải tuân theo các quy định bắt buộc của CPSA.

b) Luật cải thiện tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng 2008 CPSIA

Đạo luật CPSIA năm 2008 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 14 tháng 8 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 2 năm 2010. CPSIA là sử đổi của luật CPSA qua đó tập trung hơn các yếu tố liên quan đến sản phẩm dệt may dành cho trẻ em. Luật cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt đối với sản phẩm dành cho trẻ em. Một số điều khoản trong luật cần quan tâm đó là:

- Điều khoản 101: Quy định giới hạn hàm lượng chì chứa trong sản phẩm dành cho trẻ em và lượng chì dùng trong sơn

Theo điều khoản này lộ trình cắt giảm hàm lượng chì chứa trong sản phẩm của trẻ em là:

 600 phần triệu: được áp dụng sau 180 ngày kể từ ngày đạo luật được Quốc hội thông qua tức là ngày 10/2/2009.

 300 phần triệu: được áp dụng sau 1 năm kể từ ngày đạo luật được Quốc hội thông qua tức là ngày 14/8/2009.

36

 100 phần triệu: được áp dụng sau 1 năm kể từ ngày đạo luật được Quốc hội thông qua tức là ngày 14/8/2011.

Giới hạn này sẽ được CPSC xem xét định kỳ và có thể đưa ra các tiêu chuẩn thấp hơn để phù hợp với công nghệ.

- Điều khoản 102: Quy định về việc bắt buộc phải có một bên thứ ba thử

nghiệm một số sản phẩm nhất định.

Luật mới bắt buộc đối với các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 12 tuổi phải có chứng chỉ của phòng thử nghiệm thứ ba độc lập được công nhận và đã được thành lập ít nhất 90 ngày. Trên cơ sở các kết quả thử để có được các chứng chỉ chứng nhận sản phẩm phù hợp của CPSC.

Các quy định để một phòng thử nghiệm được công nhận theo luật CPSIA đó là:

 Chỉ có Ủy ban CPSC mới có thể công nhận phòng thử nghiệm do nhà sản xuất hay nhà cấp nhãn tư nhân cho sản phẩm trẻ em quản lý.

 Các phòng thí nghiệm của Chính phủ có thể được công nhận nếu như đáp ứng được một số yêu cầu nhất định như: đạt chứng nhận ISO 17025 bởi một cơ quan công nhận ILAC-MRA, kết quả thử nghiệm của đơn vị không chịu tác động không phù hợp của bất kỳ ai, không được đối xử thuận lợi hơn các phòng thí nghiệm khác ở cùng nước đó, không được các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ gán cho giá trị cao hơn các phòng thí nghiệm khác.

 CPSC sẽ công bố một danh sách các phòng thử nghiệm đáp ứng trên website chính thức của mình. CPSC có thể công nhận, tạm dừng hay chấm dứt một phòng thí nghiệm có đạt chuẩn hay không.

- Điều khoản 103: Quy định về nhãn truy cứu dành cho sản phẩm trẻ em.

Theo điều khoản này, quy định này sẽ có hiệu lực sau 1 năm từ ngày CPSIA được thông qua, tức là ngày 14/8/2009. Nhà sản xuất sản phẩm trẻ em phải có nhãn mác vĩnh viễn và độc lập đối với sản phẩm của mình trên bao bì. Theo đó trên bao bì yêu cầu các thông tin cơ bản như: nguồn gốc, xuất xứ nhà

37

cung cấp, ngày sản xuất, các thông tin chi tiết hơn về quá trình như số lô hoặc mẻ sản xuất.

- Điều khoản 104: Các tiêu chuẩn và đăng ký tiêu dùng đối với các sản

phẩm bền cho trẻ nhỏ.

Điều khoản này yêu cầu CPSC nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn an toàn đối với các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết sinh.

Doanh nghiệp Hoa Kỳ nếu như nhập khẩu hàng dệt may không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sẽ bị phạt đến 15 triệu USD, thậm chí bị xử phạt hình sự. Nếu như trước đây đối với các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn có thể chị bị phạt tái xuất trở lại khỏi thị trường Hoa Kỳ, thì nay CPSC có quyền tiêu hủy đối với các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về tính an toàn của sản phẩm.

c) Tiêu chuẩn về an toàn cháy đối với các sản phẩm may mặc

Ngày 25 tháng 3 năm 2008, CPSC đã ban hành các tiêu chuẩn mới về tính cháy của sản phẩm may mặc – Luật 16 CFR phần 1610. Theo phần tiểu mục 1610.1, mục đích của luật này là giảm thiểu chấn thương và mất mất đối với sức khỏe người sử dụng, trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc gia, phương pháp chuẩn của thử nghiệm và đánh giá tính dễ cháy của sản phẩm, theo đó cấm việc sử dụng bất cứ sản phẩm may mặc nào dễ cháy. Cũng trong tiểu mục này đã đưa ra các trường hợp ngoại lệ đối với các sản phẩm:

- Mũ không bao gồm các phần che cổ, mặt hoặc vai khi dùng riêng rẽ; - Găng tay, không dài hơn 14 inches;

- Giày, không tính hàng quần tất; - Vải lót.

- Các trường hợp ngoại lệ đối với sản phẩm may mặc được sản xuất từ các loại vải: vải có bề mặt trơn, không quan tâm tới thành phần xơ có trọng lượng từ 2,6 ounces/yard trở lên; các loại vải bề mặt trơn hoặc bề mặt xơ xù không liên quan tới trọng lượng đươc làm hoàn toàn từ các loại xơ acrylic, modacrylic, nylon, olephin, polyester, len.

38

d) Tiêu chuẩn về an toàn cháy cho quần áo ngủ trẻ em

Tiêu chuẩn về tính cháy của quần áo ngủ trẻ em được quy định tại Luật 16 phần 1615 đối với các sản phẩm quần áo ngủ trẻ em có cỡ từ 0 tới 6X và

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)