trên cơ sở các tiêu chuẩn, yêu cầu môi trường của Hoa Kỳ
Hiện nay các doanh nghiệp dệt may đã ý thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn của quốc tế, tuy nhiên không thể ngày một, ngày hai các doanh nghiệp có thể áp dụng được các tiêu chuẩn này do điều kiện hạn chế về các nguồn lực. Để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dệt may có thể làm quen được với hệ thống quản lý quốc tế, áp dụng sản xuất phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế, Nhà nước một mặt cần lồng ghép các chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, mặt khác hỗ trợ tư vấn về pháp luật và điều kiện vật chất giúp doanh nghiệp có được một sự chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn, pháp luật theo hướng phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Căn cứ vào các yêu cầu, tiêu chuẩn sinh thái của hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Chính phủ cần xây dựng những tiêu chuẩn cấp Bộ, cấp Nhà nước, để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những tiêu chuẩn này sẽ tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn đó, từ đó sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường mà Hoa Kỳ đặt ra.
Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành những quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt
80
đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cần có các quy định về sử dụng các hóa chất độc hại trong khẩu nhuộm, xử lý vải,… các quy định về việc xử lý nước thải. Để tăng cường tính răn đe, cần có chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm như: chế tài thu phí nước thải, xử phạt hành chính nếu phát hiện các doanh nghiệp vi phạm. Kết hợp đồng thời các biện pháp giám sát, kiểm tra thường xuyên việc áp dụng và thực hiệp các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp.