Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 79)

Ngoài nguyên vật liêu, công nghệ, trang thiết bị sản xuất thì con người cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp, do đó việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cũng là một biện pháp dài hạn của các doanh nghiệp trong việc vượt rào cản môi trường của Hoa Kỳ. Theo đó, các nhà lãnh đạo, cán bộ trước hết phải có được sự am hiểu đối với các rào cản môi trường mà

73

Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may. Với xu hướng phát triển rào cản môi trường hiện nay, các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ ngày càng phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn thuộc hệ thống rào cản này. Do đó, những kiến thức về rào cản môi trường thay đổi liên tục đòi hỏi các cán bộ trong doanh nghiệp cần phải chủ động có ý thức tự học, trau dồi, nâng cao trình độ và hiểu biết của bản thân mình thông qua các hoạt động như: tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn của Hiệp hội, Nhà nước về rào cản môi trường; mời các chuyên gia có kinh nghiệm về rào cản môi trường về làm cố vấn; đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài về áp dụng các tiêu chuẩn môi trường;…Để phát huy được nguồn lực con người cần có sự kết hợp toàn diện của các bộ phận, mà nhiệm vụ của từng bộ phận sẽ là:

- Bộ phận quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp: tích cực, trau dồi kiến thức,

tiêu chuẩn áp dụng đối với rào cản môi trường để hướng dẫn, lãnh đạo doanh nghiệp mình vượt qua rào cản. Chú trọng đến hệ quản lý, chế độ đãi ngộ với công nhân viên đáp ứng được các nguyên tắc mà các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội như SA 8000, WRAP đề ra.

- Bộ phận thu thập thông tin: trực tiếp thu thập, cập nhật các thông tin liên quan đến hệ thống rào cản môi trường của Hoa Kỳ (các quy định mới, hướng dẫn thực hiên, công nghệ sản xuất để đáp ứng các quy định này) từ đó truyền đạt các thông tin này cho bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, hướng dẫn bộ phận sản xuất các cách sản xuất sản phẩm để đáp ứng được với các tiêu chuẩn mới.

- Bộ phân sản xuất: đào tạo các cán bộ, lao động có khả năng vận hành

các máy móc, dây chuyền hiện đại, các hóa chất mới. Các cán bộ thí nghiệm cũng cần nghiên cứu, thử nghiệm các hóa chất mới thân thiện với môi trường hơn.

- Bộ phận thiết kế: cần tích cực nghiên cứu, khắc phục những khuyết

điểm về thiết kễ, mẫu mã. Đối với mẫu mã cần tránh sử dụng các chi tiết có hàm lượng chì cao, đối với thiết kế, chú ý khắc phục các sản phẩm có chi tiết

74

dây, buộc ở vùng cổ đối với sản phẩm trẻ em, đáp ứng các tiêu chuẩn của CPSIA. Thiết kế vừa đảm bảo tính hữu dụng, thẩm mỹ của sản phẩm, vừa đảm bảo sự an toàn đối với người sử dụng.

Đối với từng doanh nghiệp dệt may cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước:

- Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp, dự báo cần

xác định cụ thể đối với từng bộ phận như: công nhân dệt may trực tiếp, công nhân phục vụ và cán bộ quản lý các lĩnh vực.

- Xác định kế hoạch đào tạo bao gồm lựa chọn đối tượng đào tạo, hình

thức, phương pháp và cơ sở đào tạo.

- Tổ chức thực hiện, ở bước này cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng

cuộc sống cho cán bộ công nhân viên, có thể di chuyển các cơ sở về các vùng nông thôn, nơi có lượng lao động nhàn rỗi. Ngoài ra sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong đào tạo để tận dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi tạo sự học tập không chủ định. Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp, đưa đi học tập ở nước ngoài, tạo thời gian cho họ có thời gian đi học tập. Ngoài ra doanh nghiệp cần khuyến khích họ tự học thêm ngoài giờ, chủ động trau dồi kiến thức cho bản thân.

- Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo, cần phải dành nguồn kinh phí

phù hợp cho đào tạo, xem xét chi phí đầu tư cho đào tạo như một khoản chi phí đầu tư. Xác định được tỉ lệ phần trăm trích lại cho đầu tư lao động cũng giống như đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đối với bước này cần thường xuyên đánh giá, sử dụng hệ thống bản hỏi, phỏng vấn,… được xây dựng chuyên nghiệp để đánh giá. Đánh giá nên tuân thủ quy trình đánh giá một dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ rào cản môi trường và biện pháp cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)