Xuất đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 81)

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể kể đến một số như: tốc độ tăng trưởng, chất lượng và sản lượng hàng hóa, năng suất lao động, thương hiệu, khả năng tài chính, năng lực quản trị và nghiên cứu thị trường, chất lượng nguồn nhân lực,….Để tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

74

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

 Đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động: các doanh nghiệp sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn khi gia nhập AEC. Những đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta không cao, chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cải thiện và đổi mới các hoạt động quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nhiều hơn nữa về việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Trước đây, Trung Quốc có thể nói là một đối thủ chúng ta phải nỗ lực cạnh tranh về hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Nhưng khi AEC được thành lập, không chỉ có Trung Quốc mà chúng ta còn phải đối mặt với các doanh nghiệp khác từ 10 nước khác thuộc ASEAN. Đây là có thể là một nguy cơ mất thị trường sân nhà của các doanh nghiệp nếu như không có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của doanh nghiệp để thích ứng với những thay đổi mới của nền kinh tế.

 Đổi mới về chất lượng nguồn lao động: chất lượng nguồn nhân lực hiện tại trong các doanh nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý, chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó là khả năng ngoại ngữ của nguồn lao động chưa cao sẽ gây nên khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác với nước ngoài. Vì những điều trên mà các doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhất định để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi thị trường hội nhập quốc tế sẽ đào thải bất cứ ai không có đủ năng lực tồn tại. Như vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cùng với hoạt động học hỏi kinh nghiệm hoạt động tại các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Với việc lao động được tự do di chuyển khi AEC hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đi lại và học tập giữa các quốc gia trong khối.

75

 Đổi mới và tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc đổi mới và phát triển việc sử dụng công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa, giảm thiểu chi phí về nhân công và các chi phí khác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa tính ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới và tái cấu trúc hoạt động tổ chức doanh nghiệp nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế.

Thứ hai, cần chủ động và đẩy mạnh hơn nữa công tác liên kết cả trong và ngoài khối

Ở trong nước, để thúc đẩy việc nâng cao thị phần ở thị trường nội địa thì các doanh nghiệp cần liên kết với các nhà phân phối nội địa uy tín. Tương tự như vậy đối với các đối tác nước ngoài. Việc tạo được tên tuổi trên các thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển thị trường và sản phẩm. Thêm vào đó, cùng với sự tin tưởng của các đối tác bên ngoài, cùng với định hướng minh bạch hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Thứ ba, cần chủ động tham gia vào các hoạt động hoạch định chính sách của Chính phủ và Nhà nước

Các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cần phải dựa trên định hướng phát triển của Nhà nước. Để sự kết hợp trở nên hoàn hảo, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về hội nhập AEC, các cam kết của nước ta đối khu vực và các đối tác trên thế giới, tìm hiểu về lộ trình tham gia AEC gần đây nhất để có các điều chỉnh hợp lý trong chiến lược sản xuất kinh doanh đặc biệt là chiến lược về thị trường, sản phẩm,…

Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, bởi đây là quyền lợi của doanh nghiệp và cũng là nền tảng đảm bảo khả năng phối hợp trong quá trình

76

hội nhập, một khi chính sách được ban hành thì các doanh nghiệp phải tuân theo. Do đó, để chính sách được ban hành và thực thi một cách hiệu quả thì cần có sự tham gia chặt chẽ của những đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ nó, đó chính là các doanh nghiệp.

Để nền kinh Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng hội nhập vào AEC một cách có hiệu quả thì Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc chú ý và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trong nước và nâng cao sức cạnh tranh đối với khu vực.

77

KẾT LUẬN

Xây dựng Cộng đồng ASEAN và gần đây nhất là Cộng đồng kinh tế ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Hiệp hội. Với các nội dung của AEC là tự do lưu chuyển các yếu tố hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn, lao dộng, đặc biệt là nội dung lộ trình loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và hải quan giữa hàng hóa trong toàn khối vào năm 2015.

Đối với Việt Nam, AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài và có thêm nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhưng cũng chính những cơ hội đó lại mang tới cho Nhà nước và các doanh nghiệp nhiều thách thức cần phải vượt qua khi AEC sẽ là một thị trường cạnh tranh gay gắt về hàng hóa, thu hút đầu tư, lao động với các quốc gia phát triển hơn trong khối, đặc biệt là cạnh tranh về thị trường và hàng hóa giữa các nước thành viên khác trong khu vực khi mà thuế và các hàng rào phi thuế quan sẽ được loại bỏ khi AEC thành lập vào năm 2015.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực tự nỗ lực đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động, đổi mới các thiết bị, công nghệ, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực,… cùng với đó là các định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho để nâng cao năng lực cạnh tranh và để nhằm khẳng định lợi thế sân nhà và lớn hơn nữa là tận dụng được những cơ hội để vươn ra thế giới.

Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN đang đi đúng hướng và tiến độ đặt ra. Và để tận dụng được những cơ hội do AEC mang lại, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những lựa chọn chính sách và giải pháp thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất dựa trên khuôn khổ pháp lý quốc tế và ASEAN, sự phù hợp với pháp luật Việt Nam và đảm bảo vì lợi ích của các bên cũng như của Hiệp hội.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. TS. Ngô Tuấn Anh, Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội – thách thức và khuyến nghị giải pháp đối với Việt Nam trong thời gian tới, Hội

thảo quốc tế "Tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", Đại học Quốc gia Hà Nội, 11/10/2013. 2. Bộ công thương. Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng,

Nhà xuất bản Công thương, 2010.

3. Ban thư ký ASEAN, Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế ASEAN,

Jakarta, Tháng 11/2011.

4. Bộ Tài Chính, Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/06/2008 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt

Nam thực hiện CEPT 2008-2013, ngày 12 tháng 06 năm 2008.

5. Chính phủ, nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, ngày 07/01/2013.

6. Chính phủ, nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn

cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, ngày

07/01/2013

7. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, 2013

8. TS. Lê Đăng Doanh, Kinh tế Việt Nam 2012-2013:Triển vọng và Thách thức, Diễn đàn tư vấn – quản trị lần 2, thứ 6 ngày 31/5/2013.

9. PGS.TS Hà Văn Hội, Cộng đồng kinh tế ASEAN: Những tiến triển và tác

động đến thương mại quốc tế của Việt Nam, Hội thảo quốc tế "Tham gia

vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", Đại học Quốc gia Hà Nội, 11/10/2013

79

10.PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC): Nội dung,

các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra, Viện Khoa học xã hội

Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Tạp chí “ Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới”, số 8 (136) tháng 8-2007.

11.PGS.TS Hà Văn Hội, Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động tới thương mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học – Đại học

Quốc gia Hà Nội, Kinh tế kinh doanh, Tập 29, số 4 (2013), trang 44-53, 23/12/2013.

12.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện phát triển doanh nghiệp, Báo cáo động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 và các kiến

nghị, 30 Tháng 1 2014.

13.Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 1625/QĐ-TTg, về việc phê duyệt và

ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 9 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, ngày 19 tháng 09 năm 2013.

14.Th.S Bùi Quý Thuấn, Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, tương

lai nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Hội thảo quốc tế

"Tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", Đại học Quốc gia Hà Nội, 11/10/2013.

15.GS.TS Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Lao động và xã hội, 2010.

16. Tổng cục Hải quan, Tổng quan xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo châu lục, theo khu vực thị trường và theo thị trường năm 2013, ngày 23/01/2014. (Nguồn:http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=5 33&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1 %BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch)

17.Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Lộ trình xây dựng Cộng đồng

kinh tế ASEAN 2009-2015, NXB Thời đại, Bản dịch tháng 10/2010.

18.Vietnam Report, Công bố 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2013, FAST500.

80

(Nguồn: http://fast500.vn/2014-02-18-chinh-thuc-cong-bo-bang-xep-hang- 500-doanh-nghiep-tang-truong-nhanh-nhat-viet-nam-nam-2013-)

19.TS. Đặng Quang Vinh, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua lăng kính PCI 2014, Thời báo kinh tế Sài Gòn 2014, số 2 tr.26-27, 2014.

20.Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục Thống kê, Trường đại học Copenhagen và Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch, Báo

cáo Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2012. 20/11/2013

21.Vụ Kinh tế đối ngoại, Báo cáo kết quả hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN

hẹp lần thứ 20 (AEM retreat) từ 26-27/2/2014 tại Singapore, ngày 3 tháng

2 năm 2014.

Tiếng Anh

1. The ASEAN Secretariat, ASEAN economic community factbook, Jakarta,

February 2011.

2. The ASEAN Secretariat, ASEAN economic community Blueprint, Jakarta

January 2008.

3. Professor Klaus Schwab, The Global Competitiveness Report 2013–2014, World Economic Forum, 2013.

4. Siow Yue Chia – Asian Development Bank Institute, The ASEAN Economic Community: Progress, Challenges and Prospects, October 2013.

5. World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2012–2013, 2012

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)