Các đặc trưng củaAEC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 25)

AEC được coi là mục tiêu cuối cùng của tiến trình hội nhập kinh tế, được thực hiện hóa như đã nêu trong Tầm nhìn 2020. Mục tiêu này được đưa ra trên lợi ích chung của các quốc gia thành biên ASEAN nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và sâu rộng hơn nữa thông qua các sáng kiến hiện tại và sáng kiến mới với những thời hạn tõ ràng. Trong quá trình xâu dựng AEC, ASEAN sẽ hoạt động phù hợp với các nguyên tắc đối với một nền kinh tế mở, hướng

18

ngoại, toàn diện, vận hành theo cơ chế thị trường và phù hợp với các nguyên tắc đa phương cũng như nhất quán với các hệ thống luật pháp để thực hiện hiệu quả các cam kết về kinh tế

AEC được kỳ vọng sẽ đưa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và thị trường chung, trở thành một khu vực năng động và cạnh tranh hơn với các cơ chế và biên pháp mới nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện đại, thúc đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực trong các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của doanh nhân, lao động có tay nghề và nhân tài, đẩy mạnh cơ cấu, thể chế của ASEAN. Đây là bước đầu tiên hướng tới hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN đã và đang thực hiện khuyến nghị của Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Hội nhập kinh tế ASEAN như đã nêu trong Hiệp ước Bali II.

AEC sẽ khắc phục khoảng cách về phát triển và thúc đẩy tiến trình hội nhập của Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam (CLMN) thông qua sáng kiến hội nhập ASEAN và các sáng kiến khu vực khác. Các lĩnh vực hợp tác cũng sẽ được tiến hành, ví dụ như: phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, công nhận bằng cấp chuyên môn, tham vấn chặt chẽ hơn về các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô, các biện pháp tài chính thương mại, tăng cường cơ sở hạ tầng và kết nối viễn thông , phát triển giao dịch dịch điện tử thông qua e – ASEAN, hội nhập các ngành triên toàn khu vực nhằm tăng cường thu hút nguồn nhân lực từ khu vực, tăng vường sự tham gia của khu vực tư nhân và việc xây dựng AEC.

Nói tới việc xem xét tầm quan trọng của thương mại bên ngoài ASEAN và điều cần thiết cho Cộng đồng ASEAN nói chung vẫn duy trì hướng ngoại, AEC dự kiến các đặc điểm quan trọng sau đây: (a) một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất, (b) một khu vực kinh tế cạnh tranh cao, (c) một khu vực phát triển kinh tế cân bằng và (d) một khu vực tích hợp đầy đủ vào kinh tế nền toàn cầu.

19

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 25)