Triển khai thực hiện Kế hoạch AEC tới năm 2015

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38)

Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao 9 ASEAN đã quyết định:

 Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có bao gồm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Khu vực đầu tư ASEAN.

 Thúc đẩy hội nhập sâu hơn trong các ngành ưu tiên.

 Tạo thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân, lao động lành nghề, nhân tài, tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Về thương mại hàng hóa

Theo Hiệp định ATIGA, các nước trong khối ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn các mặt hàng, trừ nông sản chưa chế biến đưa về 0-5%.

31

Đối với nhóm 4 nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam, thuế suất được đưa về 0-5% đối với các mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm từ 01/01/2009 và sẽ đưa về 0% từ 01/01/2015. Đặc biệt, thuế suất đối với nông sản chưa chế biến sẽ giảm xuống 0% vào năm 2013. Hiệp định quy định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn xóa bỏ thuế quan đến 2018 với 4 nhóm nước trên, đồng thời, cho phép tạm dừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN.

Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và an toàn môi trường,…, đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trong quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã đưa ra và cam kết thực hiện việc xóa bỏ các rào cản phi thuế theo 3 gói lịch trình là giai đoạn 2008-2010 đối với các nước ASEAN – 6, giai đoạn 2010 – 2012 đối với Phi – líp – pin và giai đoạn 2013 – 2015, linh hoạt tới 2018 đối với CLMV. Hiện nay, việc xóa bỏ này vẫn đang được các nước ASEAN thực hiện theo kế hoạch đề ra. Dự kiến trong thời gian tới, ASEAN sẽ xây dựng một cơ chế phù hợp để rà soát và tổng hợp các rào cản được loại bỏ.

Đẩy mạnh hội nhập một số ngành ưu tiên thông qua việc ký kết và thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên. Các ngành ưu tiên bao gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủ sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô, 4 ngành dịch vụ là hàng không, e – ASEAN, y tế và công nghệ thông tin. Như vậy, có tổng cộng 11 ngành ưu tiên hội nhập. Mỗi ngành sẽ do một nước thành viên ASEAN làm điều phối viên tiến trình đàm phán và thực hiện.

Về dịch vụ

ASEAN đang phấn đấu hoàn thành bản chào Gói cam kết dịch vụ số 9 về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Gói cam kết thứ 8 về dịch vụ vận tải hàng không và sẽ sớm ký kết

32

Gói cam kết dịch vụ tài chính thứ 6 vào đầu năm 2014. Sau khi Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA có hiệu lực năm 2012, ASEAN đã thông qua mô hình xóa bỏ, cắt giảm các rào cản và hạn chế đối với đầu tư trong ASEAN từ nay tới năm 2015.

Về tự do di chuyển lao động

Nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển trong ASEAN, một số nước đã lập khu vực nhập cảnh ASEAN (ASEAN lanes) tại sân bay và ASEAN đang nghiên cứu cấp thẻ đi lại dành cho Doanh nhân (ASEAN Bussiness Travel Card).

Về thực hiện các cơ chế tổ chức hoạt động

Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) tiếp tục là cơ chế chính (thông qua các hội đồng AFTA và AIA) điều phối tất cả các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN. Cụ thể, Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) sẽ là cơ chế giải quyết các vấn đề có tính kỹ thuật. AEM chỉ tham gia khi các vấn đề có quyết định vượt quá thẩm quyền của SEOM. Mỗi nước cử một quan chức cấp cao, thấp nhất là vụ trưởng là trưởng đoàn đàm phán. Các trưởng đoàn đàm phán gặp nhau hàng tháng tại Ban thư ký ASEAN. Thành lập một hệ thống các chế tài để thực hiện, tư vấn và giám sát việc thực hiện các hiệp định ASEAN.

Tăng cường công tác tuyên truyền trong từng nước thành viên cũng như trong toàn khối cho doanh nghiệp cũng như cho các đối tượng khác, xóa bỏ dần dần các hiểu biết không chính xác hoặc tiêu cực về quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN. Khuyến khích và coi sự tham gia của các doanh nghiệp là chủ thể chính trong các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN.

Thực hiện chương trình ưu đãi phổ cập cho các nước thành viên mới và tăng cường thực hiện các dự án liên kết ASEAN trong kế hoạch hành động Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI).

Việc theo dõi sự tiến bộ của AEC cần được tăng cường. Nhu cầu để tăng cường năng lực giám sát của Ban Thư ký ASEAN và cung cấp kỹ thuật

33

hỗ trợ các nước thành viên để tăng cường năng lực thực hiện của họ. Những phản hồi của các khu vực tư nhân lớn hơn sẽ được cam đoan thực hiện đánh giá lại tác động và hiệu quả của chính sách và các biện pháp được thực hiện để giải quyết những trở ngại kinh doanh nhằm tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư , vốn và lao động có tay nghề cao .

Về hợp tác ngoại khối

Hợp tác kinh tế với bên ngoài được tiếp tục thúc đẩy thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) hiện có với các đối tác, trong đó, ASEAN và Ấn Độ phấn đấu ký Hiệp định về thương mại dịch vụ và Hiệp định về đầu tư, ASEAN và Nhật Bản đang đàm phán Chương Thương mại dịch vụ và đầu tư trong khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) cũng đạt được một số tiến triển cụ thể với việc Hội nghị hẹp Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Hà Nội (tháng 3/2013) thông qua việc thành lập Ủy ban đàm phán thương mại RCEP và Điều khoản tham chiếu của Ủy ban này. Hai phiên đàm phán đã diễn ra trao đổi về các tài liệu phạm vi cho đàm phán thương mại, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư trong khu vực RCEP. Các bên đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ nhất và hiện đang xây dựng chương trình công tác bảo đảm hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015.

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện

Hiện tại, ASEAN đã thực hiện được 79,7%. Việt Nam là một trong số 4 nước đạt tỷ lệ thực hiện cao nhất, đạt 84,8%. Tuy nhiên, diễn biến thực hiện cho thấy trong các giai đoạn cuối, tỷ lệ thực hiện của ASEAN không cao (giai đoạn 2008-2009: 89,5%; 2010-2011: 76,4%; 2012-2013: 76,3%), cho thấy các biện pháp AEC giai đoạn tới càng trở nên khó khăn hơn đối với các nước ASEAN. Đối với các biện pháp ưu tiên mà các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã đề ra, tới nay ASEAN đã đạt được 79,5%, trong đó Việt Nam đứng thứ 3 về tỷ lệ thực hiện, đạt 87,5% (sau Sing-ga-po và Thái Lan). Các biện pháp còn

34

tồn tại chủ yếu trong các lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại (hải quan, tiêu chuẩn), dịch vụ và vận tải.

Hiện nay, ngày càng có nhiều sự phản hồi cho rằng sẽ không thể thực hiện đầy đủ Kế hoạch AEC một cách chi tiết và cuối năm 2015 như đã đề ra, đặc biệt là một số biện pháp như việc loại bỏ các biện pháp phi thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng có thời gian chuẩn bị lâu dài. Do vậy, điều quan trọng là phải thiết lập trong từng hành động của cả quá trình, ngay cả khi thực hiện đầy đủ kéo dài sau năm 2015. Các đánh giá giữa kỳ của việc thực hiện AEC Blueprint (ERIA 2012) chú ý rằng các chỉ dẫn AEC vào năm 2015 đã góp phần vào sự tăng vọt FDI vào khu vực ASEAN, một phần lí do trong đó là những thành tựu đáng kể trong các biện pháp thực hiện củaAEC.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2: VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP AEC 2.1. Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế ASEAN

Theo báo cáo của Bộ phận thống kê ASEAN (Asean Stats), tính đến tháng 10/2013, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 5 ASEAN xét về tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Bình quân GDP đầu người đứng thứ 7, diện tích đứng thứ 4 và dân số lớn thứ 3 trong số 10 nước ASEAN.

Biểu đồ 2.1: GDP theo sức mua tƣơng đƣơng của các nƣớc ASEAN năm 2012 ( ĐVT: USD)

Nguồn: ASEAN Stats

Theo ASEAN Stats (Bộ phận thống kê của ASEAN), GDP của Việt Nam theo giá hiện hành năm 2012 đạt 141,7 tỉ USD, gấp 4 lần so với 10 năm trước. Nếu tính theo sức mua tương đương GDP năm 2012 đạt 329 tỉ USD, gấp 2,5 lần. So với các nước trong khu vực, Việt Nam xếp thứ 5 sau Indonesia (1.216,9 tỉ USD), Thái Lan (652,6 tỉ USD), Malaysia (501,1 tỉ USD) và Philippines (423 tỉ USD).

Tỷ trọng ngành Công nghiệp Việt Nam cao thứ 3 trong 10 nước ASEAN, tuy nhiên tỷ trọng ngành Nông nghiệp còn lớn và tỷ trọng ngành Dịch vụ còn quá nhỏ.

36

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của các nƣớc ASEAN năm 2012 (đvt: %)

Nguồn: ASEAN Stat

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta diễn ra còn chậm so với nhiều nước trong khối như Philipin, Singapore, Malaysia,...làm hạn chế tốc độ bắt kịp cũng như khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực.

Tính tới hết năm 2013, Châu Á vẫn là đối tác Việt Nam xuất nhập khẩu nhiều nhất với kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 176,77 tỷ đô, lớn hơn nhiều lần so với các châu lục khác. Có thể thấy rằng, hoạt động khu vực của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ hơn nhờ tận dụng các lợi thế từ liên kết khu vực trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu.

37

Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục 2013 (Đvt: tỷ USD).

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

ASEAN là một thị trường xuất nhập khẩu đứng thứ 2 của Việt Nam tại Châu Á so với các đối tác chính như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và cũng là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua.

Nếu xét tổng thể về nền kinh tế, Việt Nam vẫn thuộc vào nhóm các nước ASEAN phát triển thấp hơn (ASEAN – 4) so với các nước ASEAN – 6. Nhưng Việt Nam trong nền kinh tế ASEAN đóng vai trò rất quan trọng và luôn được coi là một thành viên tích cực trong các hoạt động liên kết kinh tế nội khối, góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối phát triển.

2.2. Tiến trình thực hiện AEC của Việt Nam

2.2.1. Các cam kết về hàng hóa

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các

38

nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN – 6 (gồm Bru-nei, Indonexia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế). Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam như mía đường, trứng, muối, lá thuốc lá được phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018.

Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm 2014. Dự kiến từ ngày 1/1/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa…

Mục tiêu tới năm 2015, nước ta sẽ đạt được 90% dòng thuế xuống 0%.

2.2.2. Các cam kết về dịch vụ

Trong khu vực ASEAN, lĩnh vực dịch vụ đóng vai trò khá quan trọng, góp phần đáng kể vào việc gia tăng GDP của từng nước thành viên. Giá trị sản phẩm dịch vụ chiếm tới 40% – 60% GDP.

Nhận thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của hội nhập nội khối ASEAN đối với lĩnh vực dịch vụ, các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã ký kết hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) trong năm 1995 tại Bankok, Thailand. AFAS hướng tới các mục tiêu sau:

39

 Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ngay tại các quốc gia thành viên ASEAN để nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngành dịchvụ ASEAN, đa dạng hóa năng lực sản xuất, nguồn cung và phân phối dịch vụ;

 Xóa bỏ rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng việc tự do hóa sâu và rộng hơn, không chỉ dừng lại ở những dịch vụ được đề cập tới trong hiệp định thương mại chung về dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới.

Theo AFAS, các nước thành viên cam kết tiếp tục tham gia vào các vòng đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ nội khối ASEAN. Các vòng đàm phán đều hướng tới mức độ cam kết cao hơn trong lĩnh vực này, đây là những cam kết nằm trong gói cam kết dịch vụ được đề cập đến trong phụ lục của hiệp định khung.

Bảng 2.1: Các phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết trong AFAS

Lĩnh vực cam kết Nội dung cam kết

Dịch vụ tài chính - Bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, tai nạn và sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và nhượng lại bảo hiểm, các dịch vụ tài trợ cho bảo hiểm bao gồm dịch vụ trung gian và đại lý.

- Ngân hàng: chấp nhận tiền gửi, cho vay các loại hình, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán. Dịch vụ vận tải

biển

Vận tải hàng hóa và hành khách quốc tế, trừ buôn bán theo bờ biển và đại lý hàng hải

Dịch vụ viễn thông Thư điện tử, thư thoại, trao đổi dữ liệu, telex và điện báo Vận chuyển hàng

không

Các sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, việc bán và marketing các dịch vụ vận chuyển hàng không.

Du lịch Điều hành khách sạn quốc tế, du lịch nghỉ dưỡng.

40

nhà thương mại, xây dựng các công trình giải trí công cộng, xây dựng khách sạn, nhà hàng hoặc tương tự, các công trình xây dựng, phần việc lắp đặt, hoàn thiện và hoàn tất công trình

Các dịch vụ kinh doanh

Kế toán và kiểm toán, các dịch vụ thuế, các dịch vụ kỹ sư, pháp lý.

Nguồn: Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng, 2010.

Theo mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nước ASEAN sẽ tiến hành đàm phán 11 gói cam kết cho đến năm 2015 thỏa thuận công nhận lẫn nhau trên 7 lĩnh vực: Dịch vụ kỹ thuật; Dịch vụ điều dưỡng; Kiến trúc; Giám sát thi công; Kế toán; Bác sỹ và nha sỹ; Du lịch.

Các quốc gia ASEAN đã và đang trải qua 9 gói cam kết dịch vụ với nội dung xóa bỏ các hạn chế cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài từng bước dỡ bỏ các rào cản với hiện diện thương mại và di chuyển thể nhân. Hiện nay, ASEAN đang tiến hành thực hiện gói cam kết dịch vụ số 9. Đối với mỗi gói cam kết, các nước sẽ ký Nghị định thư thực hiện gói cam kết

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38)