Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 62)

Từ khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế nước ta có rất nhiều thay đổi tích cực. Các thành phần kinh tế thuộc nhà nước cũng như ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển. Số lượng các doanh nghiệp được tăng lên không ngừng, các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ và ấn tượng với sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ tính trong quý I/2014, cả nước có hơn 18.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần 98.000 tỷ đồng, tăng

55

khoảng 17% về số doanh nghiệp và 23% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013.

Về lực lượng doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là lực lượng chính trong nền kinh tế, luôn chiếm 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong giai đoạn 2010-2012, số lượng doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 95 – 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Chính quy mô của doanh nghiệp thể hiện phần nào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, có thể hiểu một cách tạm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững” 8.

Với cách hiểu như trên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể nhìn nhận dựa theo các tiêu chí như: năng lực cạnh tranh về công nghệ sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,…

Tốc độ tăng trưởng

Khu vực doanh nghiệp tư nhân luôn dẫn đầu về lượng và chất trong nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nhận được khá nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước nhưng chất lượng hoạt động vẫn còn yếu kém so với các doanh nghiệp khối ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

8. Luật gia Vũ Xuân Tiền, Đầu năm bàn thêm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 01, Tháng 1/2014 (561) – năm thứ 47, tr5.

56

Theo bảng xếp hạng VNR 500 – tốp 500 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 thì tỷ suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu (ROE) của khối các doanh nghiệp năm 2012 như sau:

Khối DN FDI 39,22%

Khối DN nhà nước 16,28%

Khối DN tư nhân 15,53%

Khối các DN FDI có ROE lớn hơn gấp đôi khối DN nhà nước và tư nhân với tỷ suất sinh lời 39,22%.

Số lượng doanh nghiệp tư nhân trong bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất – Fast 500 luôn chiếm tỷ lệ áp đảo (trên 60%), kể cả trong giai đoạn sóng gió của kinh tế toàn cầu và Việt Nam (từ năm 2009 đến 2012).

Năng lực cạnh tranh về công nghệ sản xuất

Sử dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất mang ý nghĩa rất tích cực đối với các doanh nghiệp bởi nó góp phần nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, giảm thiểu chi phí và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

57

Biểu đồ 3.3: Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2013 (Đơn vị: điểm)

Nguồn: Báo cáo VBIS 2013

Từ bảng trên ta thấy, yếu tố tiếp cận thị trường công nghệ ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá chung về tình hình sử dụng công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nước ta còn khá yếu kém. Công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là các công nghệ trung bình từ các hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện, chiếm khoảng 70%, chỉ có 28% chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, sự lan tỏa công nghệ lại được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp trong nước với nhau thay vì bởi các doanh nghiệp nước ngoài hay việc tiếp thu công nghệ mới không chỉ phụ thuộc vào nước ngoài mà các khu vực tư nhân trong nước cũng đem lại nguồn lan tỏa công nghệ mạnh mẽ thông qua chuyển dịch lao động.

58

Doanh nghiệp FDI chiếm tới gần ¾ tổng số doanh nghiệp trong cả nước nhưng lý do tại sao công nghệ nước ta được chuyển giao chủ yếu là các công nghệ trung bình 9

?

Thứ nhất, khả năng tiếp cận công nghệ cao của các doanh nghiệp trong

nước còn kém. Chất lượng lao động cũng như cơ sở hạ tầng để tiếp nhận các công nghệ cao từ các dự án chuyển giao công nghệ FDI chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp không hấp thụ được đồng nghĩa với việc không sử dụng được thì việc chuyển giao các công nghệ cao là không xảy ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng tự sản xuất

công nghệ, các hoạt động tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng gặp nhiều hạn chế. Dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để giúp đỡ doanh nghiệp đầu tư và khuyếch tán công nghệ, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp cận vốn.

Trong cạnh tranh phát triển thì lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của DN không tách rời việc áp dụng thành tựu KHCN tiên tiến. Việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta còn thua kém nhiều so với các quốc gia khác thuộc khối như Singapore, Indonexia, Thái Lan,…

Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần làm thế nào để biến cái công nghệ được chuyển giao đó thành của mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, cải tiến và phát triển công nghệ để nhằm biến cái trung bình mà mình nhận được từ chuyển giao thành cái công nghệ cao của mình để sử dụng một cách hiệu quả.

9. Chỉ có khoảng 80% công nghệ được chuyển giao trong các doanh nghiệp FDI là công nghệ trung bình, còn lại khoảng 5 -6 % là công nghệ cao

59

Năng lực cạnh tranh về hàng hóa

Về chất lượng và năng suất hàng hóa .

Năng suất và chất lượng nó đồng nghĩa với khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ hàng hóa. Hay nói cách khác, muốn trụ vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng với giá cả chấp nhận được.

Mức sống người dân Việt Nam ngày càng nâng cao, nhất là tại các thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Hiện nay hàng Việt Nam đến được với người tiêu dùng như hiện nay đã phải vượt qua sự cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập một cách khốc liệt khi “quá trình chọn mua” của người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin sản phẩm, xem xét đo lường các lựa chọn, tiến hành quyết định mua, cho đến cuối cùng là hành vi người tiêu dùng sau khi mua.

Thông qua quyết định của Thủ tướng chính phủ số 634/QĐ-TTg, về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2010, Nhà nước ta đang thực hiện kế hoạch nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tạo dựng được niềm tin đối với hàng hóa nội địa và đồng thời nắm được thị phần trong nước trước khi chiếm lĩnh thị trường ngoại.

Về phát triển sản phẩm mới.

Đối với các doanh nghiệp tại các nước phát triển hiện nay, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh, chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển nên chỉ dành 0,2% đến 0,3% doanh thu, một sự đầu tư quá ít ỏi cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Điều này cũng

60

gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có hàm lượng tri thức và công nghệ thấp, chủ yếu dựa vào lợi thế lao động (như gạo, thuỷ sản) hoặc điều kiện tự nhiên (dầu thô, khoáng sản).

Về thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là thị phần trên thị trường bán lẻ.

Trước mắt, theo cam kết gia nhập WTO, vào ngày 11/1/2015, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, có nghĩa là các nhà bán lẻ nước ngoãi sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi này, các doanh nghiệp nước ngoài đang tiến hành đầu tư vào Việt Nam với những chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường. Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ nội địa sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển khi mà số lượng các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân nội địa.

Năm 2013, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt thương hiệu bán lẻ danh tiếng thế giới như Tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản – Aeon, hệ thống trung tâm thương mại lớn thứ 3 tại Hàn Quốc – Lotte Mart, Tập đoàn E – mart thuộc sở hữu của Shinsegae, Hàn Quốc; Seven Eleven của Chính phủ Thái Lan, hay như tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan Central Group cũng triển khai siêu thị Robinson… Đặc biệt, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart (Mỹ) và Auchan (Pháp) cũng lên tiếng sẽ đầu tư hệ thống siêu thị lớn ở nước ta. Rõ ràng, đây không phải là tín hiệu vui đối với các nhà bán lẻ nội địa bởi các DN ngoại có thế mạnh vượt trội hơn rất nhiều, đặc biệt là vốn và nguồn nhân lực.

61

Thị phần cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhà nước cho thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 32,2%, trong đó thị phần của doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản là 41,9%; ngành công nghiệp và xây dựng là 30,4% và ngành dịch vụ là 30,5%. Như vậy, thị phần trong thị trường nội địa bị nắm phần lớn bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài và sức mua sụt giảm do khủng hoảng kinh tế nhưng trong năm 2013, trên thị trường đã xuất hiện những thương hiệu bán lẻ nội địa mới như: OceanMart, Hiway, Eximart… cùng với đó, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam như Big C, Metro tiếp tục khai trương các siêu thị tại nhiều tỉnh thành trong nước cho thấy, các doanh nghiệp cũng đang cố gắng tận dụng những ưu đãi thị trường do hội nhập đem lại nhằm giữ vững thị phần trong nước.

Về mặt phân phối hàng hóa.

Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, hệ thống kênh phân phối chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thiết lập được hệ thống kênh phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng, phần lớn vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại do đó chưa kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm, chưa nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường từ khách hàng.

Về chiến lược quảng cáo.

Nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp. Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chỉ khoảng 1% doanh thu là quá nhỏ so với doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là 20% và Sony là l0%. Chất lượng quảng cáo còn kém do thiếu chuyên

62

gia trong lĩnh vực này. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập catalogue, brochure với nội dung đơn điệu.

Năng lực cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn về lao động giá rẻ do nhóm dân số trẻ chiếm tỉ lệ rất lớn. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp lại thiếu nghiêm trọng lao động có chuyên môn và tay nghề cao, đặc biệt là nhân sự quản lý cấp trung gian. Nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động dựa trên một nền tảng nhân lực còn khá yếu. Nguồn lao động thì nhiều nhưng trong các doanh nghiệp vẫn khát nhân lực.

Tình trạng khan hiếm lao động có chất lượng cao kéo dài sẽ giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp nói riêng so với các nước trong khu vực. Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu nhân sự và thực trạng khan hiếm nhân viên Việt Nam đã được đào tạo bài bản đã khiến nhiều công ty phải tuyển dụng nhân viên từ các nước ASEAN khác và thực tế này có thể gây bất ổn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Theo hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I/2014, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế và Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội. Lực lượng lao động sẽ đạt 54,87 triệu người trong năm 2014. Lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu hướng phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động làm nghề đơn giản sẽ giảm để đáp ứng quá trình tái cấu trúc kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 62)