Thách thức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 55)

 AEC chưa thực sự trở thành một liên minh thuế quan hay thị trường chung. Việc vận hành nền kinh tế khu vực vẫn phụ thuộc vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế, vẫn tồn tài sự phức tạp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới luật pháp, thủ tục hành chính, các biện pháp kinh tế,…Đây cũng là thách thức đối với nước ta trong mối quan hệ với ASEAN và các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia, khu vực có ảnh hưởng khá lớn tới Việt Nam như Hoa Kỳ, EU.

 Tuy mục tiêu của AEC là hướng tới một nền kinh tế khu vực phát triển cân bằng nhưng trình độ phát triển của các quốc gia trong khối hiện nay vẫn có sự chênh lệch khá lớn. Nước ta tham gia vào ASEAN rất tích cực nhưng mức độ chênh lệch trình độ phát triển còn khá cao so với các quốc gia trong khối như Thái Lan, Singapore, Indonexia. Vì vậy, mức độ cạnh tranh đối với nước ta là khá lớn. Đòi hỏi nước ta cần phải chuẩn bị và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khối.

 Về thương mại: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất nhập khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng dương nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2012. Cụ thể, tốc độ

48

tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN năm 2012 là 9,4%, năm 2013 chỉ còn 3,5%. Con số này vào năm 2011 là 28,8% và 19,4% vào năm 2010.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng xuất nhập khẩu của Việt nam với các nƣớc ASEAN giai đoạn 2012-2013 (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Từ biểu đồ có thể thấy, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu mặc dù tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu vẫn tăng. Điều này cảnh báo cho chúng ta rằng sức cạnh tranh hàng hóa trong thị trường ASEAN ngày càng tăng dẫn đến việc cải thiện tình hình nhập siêu của nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi mà hàng hóa ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam sau thời điểm 31/12/2015.

 Về đầu tư nước ngoài: Nguồn đầu tư từ nước ngoài sẽ theo xu hướng chảy vào những nơi có môi trường kinh doanh tốt hơn, khả năng cạnh tranh thị trường cao hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập AEC, các quốc gia có năng lực cạnh tranh cao hơn trong khối như Thái Lan, Singapore hay Indonexia sẽ có được lợi thế hơn so với các quốc gia có năng lực cạnh tranh thấp hơn như Campuchia, Lào, Việt Nam. Bởi trình độ phát triển chênh lệch nên để cải thiện được vấn đề này cần phải có một thời gian cùng với sự đổi mới vận động không ngừng của các nước.

49

Đây là một trong những thách thức lớn cho quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức nền kinh tế và sự chuẩn bị thích ứng hội nhập cho mỗi quốc gia thành viên ASEAN.

 Về lao động: Một thách thức nữa cũng rất quan trọng đối với bản thân mỗi quốc gia đó là tình trạng chảy máu chất xám. Trong AEC, lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển giữa các quốc gia, ở môi trường lao động tốt hơn sẽ thu hút được nguồn lao động chất lượng cao hơn. Ở các nước phát triển làm rất tốt công tác này. Đây là một thách thức to lớn đối với nước ta trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường làm việc cùng với cải thiện cơ sở hạ tầng để nhằm tận dụng được lợi thế về lao động trong AEC.

50

CHƢƠNG 3: DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƢỚC THỀM AEC 2015 3.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

3.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế trong nước

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế xã hội nước ta.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực của Việt Nam giai đoạn 1990 – quý 1 2013

Nguồn: Diễn đàn tư vấn – quản trị lần 2, tháng 5/2013

Từ biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực của nước ta tính từ năm 1990 – quý 1 năm 2014 không đồng đều. Chỉ tiêu về Tốc độ tăng trưởng

51

kinh tế bình quân 5 năm 2011 2015 của nước ta là 7,0 7,5%/năm 6

. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng mức GDP thực năm 2011 nước ta chỉ đạt 5,8%, các năm tiếp theo đó là giảm dần. Cho tới quý 1 năm 2013, GDP thực chỉ đạt khoảng 4,9%. Đây cũng là năm thứ 6 Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng và cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Như vậy, để đạt được mục tiêu theo nghị quyết XI của Đại hội Đảng, các năm tới đây sẽ đối mặt với thách thức rất lớn: cần phải đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất khoảng 7,5 – 8%, có thể là trên 8%.

Bước sang quý 1 năm 2014, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Đối với từng lĩnh vực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,37% (quý I/2013 tăng 2,24%), đóng góp 0,32 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69% (quý I/2013 tăng 4,61%), đóng góp 1,88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,95% (quý I/2013 tăng 5,65%), đóng góp 2,76 điểm phần trăm. Như vậy, trong toàn nền kinh tế, cả ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước, các hoạt động kinh tế - xã hội được đẩy mạnh thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của Đảng và Nhà nước.

3.1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Việt nam từ trước đến nay được coi là đất nước có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, cần cù và chăm chỉ. Đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh nổi bật của nước ta.

Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trường lao động khá hiệu quả (xếp hạng 51), quy mô thị trường lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mức thỏa đáng (hạng 64). Điều này cũng thấy rõ được trong sự so sánh năng lực cạnh tranh của nước ta so với ASEAN và Singapore (Biểu đồ 3.2).

52

Biểu đồ 3.2: So sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với Singapore và ASEAN (đơn vị tính: điểm 7 )

Nguồn: Diễn đàn tư vấn – quản trị lần 2, tháng 5/2013

Tuy nhiên, chỉ riêng những điều trên thì không thể khẳng định rằng nước ta có năng lực cạnh tranh cao. Theo xếp hạng của WEF, trong mấy năm gần đây Việt Nam liên tiếp tụt hạng. Xếp hạng của Việt Nam năm 2013 tăng năm bậc (lên vị trí 70/148 quốc gia và lãnh thổ) chủ yếu nhờ cải thiện về các chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012, chất lượng cơ sở hạ tầng (xếp thứ 82, tăng 13 bậc), hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Điểm số theo 12 trụ cột của GCI (Global Competitive Index) – chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, điểm số từ 1-7, 7 là điểm cao nhất.

53

Bảng 3.1: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam.

Năm Thứ hạng 1997 49/53 nước 2000 53/59 nước 2005 81/117 nước 2010 59/139 nước 2011 65/142 nước 2012 75/144 nước 2013 70/148 nước

(Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF 2013)

Ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế, thì khả năng cạnh tranh kinh tế của Việt Nam còn tương đối thấp mặc dù các chỉ số tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh. Một trong những điểm yếu quan trọng làm cho năng lực cạnh tranh của nước ta thấp đó là cơ sở hạ tầng. Năm 2012, WEF xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam là 95/144. Với tình trạng cơ sở hạ tầng quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và cảng biển bị đánh giá là đáng lo ngại với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế được khảo sát.

Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp yếu kém thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng ngành nghề cũng là một yếu tố khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp. Điều này được thể hiện qua sự xếp hạng trong bảng xếp hạng nguồn nhân lực của WB theo thang điểm 10.

54

Bảng 3.2: Xếp hạng nguồn nhân lực của WB (2012) theo thang điểm 10

Việt Nam 3,97 Hàn Quốc 6,91 Ấn Độ 5,76 Malaysia 5,59 Thái Lan 4,94 Nguồn: WB (2012)

Năm 2010, năng suất lao động của Việt Nam là 2012 USD/người đứng ở mức thấp nhất trong các quốc gia Châu Á được so sánh như là Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin,…Năng lực cạnh tranh của nước ta cũng nằm ở mức trung bình khi so sánh với ASEAN, đặc biệt là Singapore – một trong những quốc gia có năng lực cạnh tranh cao nhất Châu Á. Với việc lao động được tự do lưu chuyển khi AEC được thành lập thì đây có thể coi là bất lợi đối với nước ta nếu tình trạng này không được cải thiện.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng đồng thời thể hiện lên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Trong thời kỳ hội nhập ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, và gần nhất là tiến tới AEC được thành lập vào năm 2015, đòi hỏi nước ta phải cải thiện tình hình kinh tế – xã hội một cách đáng kể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho quốc gia.

3.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Từ khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế nước ta có rất nhiều thay đổi tích cực. Các thành phần kinh tế thuộc nhà nước cũng như ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển. Số lượng các doanh nghiệp được tăng lên không ngừng, các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ và ấn tượng với sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ tính trong quý I/2014, cả nước có hơn 18.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần 98.000 tỷ đồng, tăng

55

khoảng 17% về số doanh nghiệp và 23% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013.

Về lực lượng doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là lực lượng chính trong nền kinh tế, luôn chiếm 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong giai đoạn 2010-2012, số lượng doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 95 – 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Chính quy mô của doanh nghiệp thể hiện phần nào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, có thể hiểu một cách tạm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững” 8.

Với cách hiểu như trên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể nhìn nhận dựa theo các tiêu chí như: năng lực cạnh tranh về công nghệ sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,…

Tốc độ tăng trưởng

Khu vực doanh nghiệp tư nhân luôn dẫn đầu về lượng và chất trong nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất. Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nhận được khá nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước nhưng chất lượng hoạt động vẫn còn yếu kém so với các doanh nghiệp khối ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

8. Luật gia Vũ Xuân Tiền, Đầu năm bàn thêm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 01, Tháng 1/2014 (561) – năm thứ 47, tr5.

56

Theo bảng xếp hạng VNR 500 – tốp 500 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 thì tỷ suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu (ROE) của khối các doanh nghiệp năm 2012 như sau:

Khối DN FDI 39,22%

Khối DN nhà nước 16,28%

Khối DN tư nhân 15,53%

Khối các DN FDI có ROE lớn hơn gấp đôi khối DN nhà nước và tư nhân với tỷ suất sinh lời 39,22%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng doanh nghiệp tư nhân trong bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất – Fast 500 luôn chiếm tỷ lệ áp đảo (trên 60%), kể cả trong giai đoạn sóng gió của kinh tế toàn cầu và Việt Nam (từ năm 2009 đến 2012).

Năng lực cạnh tranh về công nghệ sản xuất

Sử dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất mang ý nghĩa rất tích cực đối với các doanh nghiệp bởi nó góp phần nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, giảm thiểu chi phí và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

57

Biểu đồ 3.3: Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2013 (Đơn vị: điểm)

Nguồn: Báo cáo VBIS 2013

Từ bảng trên ta thấy, yếu tố tiếp cận thị trường công nghệ ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá chung về tình hình sử dụng công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nước ta còn khá yếu kém. Công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là các công nghệ trung bình từ các hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện, chiếm khoảng 70%, chỉ có 28% chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, sự lan tỏa công nghệ lại được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp trong nước với nhau thay vì bởi các doanh nghiệp nước ngoài hay việc tiếp thu công nghệ mới không chỉ phụ thuộc vào nước ngoài mà các khu vực tư nhân trong nước cũng đem lại nguồn lan tỏa công nghệ mạnh mẽ thông qua chuyển dịch lao động.

58

Doanh nghiệp FDI chiếm tới gần ¾ tổng số doanh nghiệp trong cả nước nhưng lý do tại sao công nghệ nước ta được chuyển giao chủ yếu là các công nghệ trung bình 9

?

Thứ nhất, khả năng tiếp cận công nghệ cao của các doanh nghiệp trong

nước còn kém. Chất lượng lao động cũng như cơ sở hạ tầng để tiếp nhận các công nghệ cao từ các dự án chuyển giao công nghệ FDI chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp không hấp thụ được đồng nghĩa với việc không sử dụng được thì việc chuyển giao các công nghệ cao là không xảy ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng tự sản xuất

công nghệ, các hoạt động tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng gặp nhiều hạn chế. Dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để giúp đỡ doanh nghiệp đầu tư và khuyếch tán công nghệ,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 55)