Thuận lợi hóa thương mại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 50)

Với mục tiêu thành lập AEC trong năm 2015, ASEAN từng bước nâng cao lợi thế thương mại bằng việc dỡ bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan, đẩy mạnh dòng chu chuyển tự do hàng hóa và dịch vụ trong khu vực cũng như giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Để khuyến khích dòng chu chuyển tự do hàng hóa và phát triển mạng lưới sản xuất hội nhập hơn trong khu vực, các nước ASEAN đã thông qua Chương trình thuận lợi hóa thương mại và Các chỉ tiêu thuận lợi hóa thương mại (ATFWP) vào năm 2008 và 2009 4. Thuận lợi hóa thương mại là một chương trình cải cách nhằm đẩy mạnh lợi thế thương mại trong khu vực ASEAN bằng việc cắt giảm chi phí giao dịch. Chỉ tiêu thuận lợi hóa thương mại là các chỉ tiêu định lượng xác định mức ảnh hưởng của cải cách thương mại đối với khu vực nhà nước nói chung và khu vực tư nhân nói riêng.

Cơ chế một cửa ASEAN (ASW)

Cơ chế một cửa là yếu tố quan trọng trong kế hoạch hành động ASEAN trong tiến trình thực hiện hóa AEC vào năm 2015. Khi ASW hoạt động với đầy đủ chức năng, lợi thế thương mại và dòng chu chuyển hàng hóa trong

4. Trong chương trình này, các quốc gia nỗ lực thực hiện đàm phán để hướng tới thành lập cơ chế ASW với mục đích : (i) thông nhất việc khai báo thông tin , dữ liệu , (ii) đồng bộ quá trình xử lý thông tin và dữ liệu và (iii) thống nhất các thủ tục xuất nhập khẩu.

43

khu vực sẽ được cải thiện đáng kể bằng cách áp dụng cơ chế trao đổi dữ liệu điện tử về hàng hóa thông quan trong ASEAN. Cơ chế một cửa quốc gia (NSWs) sẽ liên kết với nhau thông qua ASW cho phép các doanh nghiệp nộp tất cả các văn bản giấy tờ liên quan tới hoạt động thương mại về cùng một nơi và cũng chính các cơ quan chuyên trách trong ASEAN sẽ xem xét và đưa ra quyết định ở chính nơi mà doanh nghiệp làm thủ tục giấy tờ.

Trong AMS, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp ngày càng tận dụng NSWs để nộp và tiếp cận các mẫu tờ khai hải quan khác nhau, đồng thời để hoàn thành nghĩa vụ pháp lý của mình. Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam hiện đang trong pha đầu tiên của quá trình phát triển này và cũng đang thực hiện các ứng dụng hải quan điện tử bao gồm có việc nộp giấy tờ, chọn lọc, thanh toán thuế và các biên lai thuế.

Việt Nam (cụ thể là các bộ, ngành liên quan) đã và đang có những bước đi khẩn trương, tích cực để hiện thực hóa việc kết nối giữa các cơ quan Chính phủ trong NSW và để hướng tới việc kết nối của Việt Nam vào ASW. Lễ kết nối kĩ thuật của Cổng thông tin NSW giữa 3 Bộ: Tài chính, Công Thương và Giao thông vận tải, được tổ chức ngày 25-2-2014 là sự kiện quan trọng nằm trong lộ trình đó.

Theo Tổng cục Hải quan - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng cơ sở pháp lí và triển khai giải pháp kĩ thuật để đảm bảo kết nối 3 bộ, ngành (trong giai đoạn 1) theo đúng tiến độ yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải đã cơ bản hoàn thành thành giai đoạn 1 của lộ trình thí điểm. Đó là ban hành Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT; lựa chọn các thủ tục hành chính tham gia thí điểm; tổ chức nghiên cứu các tiêu chuẩn kĩ thuật và mô hình hệ thống để xây dựng Cổng thông tin một cửa quốc gia, đảm bảo tương thích với hệ thống của các bộ…Bên cạnh đó, các Bộ cũng

44

phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các buổi hội thảo để tuyên truyền, giới thiệu cho cộng đồng DN về ASW và NSW.

Thực hiện cơ chế hải quan một cửa ở Việt Nam

Sau 2 năm triển khai, xây dựng và thử nghiệm, cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên gia Nhật Bản, ngày 01/4/2014, Tổng cục Hải quan chính thức triển khai Hệ thống tại 2 đơn vị triển khai đầu tiên là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I (Cục Hải quan Hải Phòng) và Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội).

Đến ngày 24/4, VNACCS/VCIS 5

đã được triển khai tại nhiều Cục Hải quan địa phương trọng điểm trong cả nước với hàng chục Chi cục Hải quan đã áp dụng Hệ thống, trong đó có 5 Cục Hải quan đã hoàn thành triển khai tại 100% chi cục gồm: Cục Hải quan Hà Nội; Cục Hải quan Hải Phòng; Cục Hải quan Lạng Sơn; Cục Hải quan Đà Nẵng và Cục Hải quan Đồng Nai. Theo kế hoạch, hết tháng 6/2014, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai hệ thống VNACCS/VCIS trong phạm vị cả nước với việc hoàn thành triển khai tại tất cả 34 Cục Hải quan địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 50)