AEC có thể nói là cơ hội vàng với các doanh nghiệp với mục đích nâng tầm phát triển trong thời kì hội nhập như hiện nay.
Cơ hội về thị trường
AEC được trông đợi sẽ trở thành một thị trường lớn với khoảng 600 triệu người tiêu dùng và GDP đạt tới khoảng 2,3 tỷ đô la Mĩ. Ban thư ký Hiệp hội ASEAN cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng 5,7% và đạt tổng giá trị 2.310 tỷ USD năm 2012, nhờ sự hỗ trợ chủ yếu của khu vực dịch vụ. Theo số liệu thống kê mới nhất, việc ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh đã được thể hiện qua mức tăng thu nhập bình quân đầu người trong khối, từ 3.591 USD năm 2011 lên 3.751 USD năm 2012.
Với khoảng 600 triệu dân với lợi thế người tiêu dùng khu vực không quá khó tính hay khắt khe về chất lượng hàng hóa cùng với đó là sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo thì AEC là một thị trường kinh doanh rất tiềm năng đối với nhu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong ba tháng đầu năm 2014, ASEAN tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU), với kim ngạch ước đạt 4,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tương đồng nhất định về thói quen sử dụng hàng hóa, các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang khu vực ASEAN rất đa dạng như gạo, dầu thô, sắt thép, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện… Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực ASEAN lần lượt là Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Indonesia.
64
Bên cạnh đó, chúng ta có lợi thế về địa lý trong mối quan hệ với ASEAN, do vậy, cơ hội cho DN Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN đang lớn hơn bao giờ hết khi AEC dự kiến sẽ được thành lập năm 2015.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một trong các doanh nghiệp đã biết tận dụng thời cơ trong ASEAN để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.. Dựa trên lợi thế về địa lý, quan hệ hai nước láng giềng, vào năm 2013, HAGL triển khai hoạt động sản xuất mía đường tại Attepu, Lào. Tính chung cả năm 2013, HAGL đạt xấp xỉ 2.770 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi ròng sau thuế hơn 900 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Trong đó, đóng góp nhiều nhất là mía đường, chiếm 30%. Điều này cho thấy, AEC mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội rất lớn về phát triển thị trường, khai thác tối đa tiềm năng khu vực
Cơ hội về đầu tư
Khi AEC được thành lập sẽ tạo nên một khu vực tự do lưu chuyển các yếu tố đầu tư, vốn đồng nghĩa với sức thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực tăng lên đáng kể. Các nhà đầu tư nhìn thấy được cơ hội làm ăn thuận lợi từ môi trường AEC sẽ tích cực đầu tư cho việc nâng cao và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam4,855 tỷ USD, bằng 59,1%so với cùng kỳ 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được tỷ 4 tỷ USD, tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm 2013. Cũng tính cho tới thời điểm đó, đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,12 tỷ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 531 triệu USD, chiếm 10,9 % tổng vốn đầu tư, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 479,18 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là British Virgin Islands
65
đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 406,55 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo HSBC, nếu tính tỷ lệ với GDP, Việt Nam là nước lớn đứng thứ hai về thu hút vốn FDI tại Đông Nam Á sau Singapore. Thành quả này có được là do Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á và môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia, mặc dù Việt Nam vẫn còn thua đáng kể so với Thái Lan và Malaysia. Các đối tác quan trọng và lâu dài của các doanh nghiệp cho thấy vẫn tiếp tục tin tưởng và đầu tư cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng là một bằng chứng cũng như sự đảm bảo với các nhà đầu tư mới về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong khối.
Cơ hội về môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
AEC vào năm 2015 tới đây sẽ là khu vực tự do di chuyển về lao động, việc đi lại giữa các quốc gia được tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính và chi phí đi lại, tạo điều kiện cho việc phát triển các mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, cùng với lợi thế lao động dồi dào, lao động lành nghề cũng được tự do lưu chuyển tạo cho các doanh nghiệp cơ hội lớn về việc tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm trong việc quản lý, kinh doanh và sản xuất hàng hóa. Bản thân mỗi doanh nghiệp ở nước ta, lực lượng lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ không cao, năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng không nổi bật khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta có phần yếu kém so với các nước bạn. Chính vì thế, sau khi AEC thành lập, các doanh nghiệp nước ta có nhiều cơ hội hơn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia phát triển hơn trong khối như Singapore, Thái Lan, Indonexia. Điều này sẽ phần nào giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các doanh nghiệp, tránh gây ra sự phân hóa trong quan hệ nội khối.
66
Cơ hội về lợi thế trong liên kết ngoại khối
Hợp tác trong ASEAN không chỉ gói gọn trong 10 nước thuộc khối mà còn hợp tác với rất nhiều các quốc gia, khu vực ngoại khối như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,…
Hợp tác kinh tế với bên ngoài được ASEAN tiếp tục thúc đẩy thông qua các FTA hiện có với các đối tác, trong đó, ASEAN và Ấn Độ đang phấn đấu ký Hiệp định thương mại về dịch vụ và đầu tư, ASEAN và Nhật Bản đang đàm phán Chương Thương mại Dịch vụ và Đầu tư trong khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEPT). Việc đàm phán RCEP cũng đạt một số tiến triển vụ thể với việc Hội nghị hẹp Bộ trưởng kinh tế ASEA (Hà Nội, tháng 3/2013) thông qua việc thành lập Ủy ban Đàm phán thương mại RCEP và Điều khoản tham chiếu của Ủy ban này. Hai phiên đàm phán đã diễn ra trao đổi về các tài liệu phạm vi cho đàm phán thương mại, hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong RCEP. Các bên đã tổ chức hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ nhất và hiện đang xây dựng chương trình công tác bảo đảm hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015.
Như vậy, ngoài việc khai thác thị trường nội khối, các doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận với các thị trường ngoại khối với nhiều ưu đãi hơn trong việc tham gia các Hiệp định hợp tác của ASEAN đặc biệt là khi AEC đang tới rất gần như hiện nay.
3.2.3. Thách thức
Thời điểm AEC có hiệu lực vào năm 2015, một môi trường kinh doanh thông thoáng và tự do về các yếu tố sản xuất của nền kinh tế được thành lập, đó là hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động. ASEAN tuy là một thị trường rộng lớn về người tiêu dùng với sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo,…nhưng lại là khu vực có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên khá lớn. Cụ thể là giữa các nước ASEAN – 6 và ASEAN – 4. Đây là điều bất lợi về năng lực cạnh tranh đối với các quốc gia kém phát triển hơn
67
trong đó có Việt Nam và đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thách thức rất lớn.
Thứ nhất, thách thức về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thị phần trên thị trường cả nội địa lẫn thị trường nội khối do sức ép từ các quốc gia thành viên. Đó là sự gia nhập của hàng hóa nhập khẩu khi mà ASEAN thực hiện loại bỏ thuế và các hàng rào phi thuế quan. Từ năm 2015, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam cam kết nói chung và Hiệp định ATIGA nói riêng sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu. Tới thời điểm năm 2018, khi 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống 0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn nhất từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng bao gồm: ô tô, động cơ phụ tùng ô tô, xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm nhựa, phôi thép, lốp ô tô, máy điều hòa, máy làm lạnh, vô tuyến, tàu thuyền.
Ngành sản xuất ô tô trong nước hiện là ngành chịu ảnh hưởng cạnh tranh mạnh mẽ. Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 – 150% trong vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết ATIGA thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hoàn toàn xuống 0% vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất ít thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành công nghiệp Việt Nam đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì đáng kể
68
Trong các hoạt động phân phối bán lẻ, từ những năm gần đây, sau khi triển khai thực hiện nội dung kế hoạch AEC, hàng hóa của các quốc gia vào Việt Nam đặc biệt tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm của các quốc gia như Thái Lan, Singapore và các quốc gia liên kết ngoại khối như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp còn khá yếu về mặt vốn và thương hiệu và đi theo sau đó là chất lượng và số lượng hàng hóa cũng suy giảm, hay nói cách khác là nội tại các doanh nghiệp còn thiếu các chiến lược mang tầm nhìn khu vực. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không thể so sánh về tiềm lực vốn với các tập đoàn bán lẻ lớn như Metro, Lotte,... Nhờ nguồn vốn dồi dào, các tập đoàn nước ngoài có khả năng xoay vòng nhanh, thậm chí chấp nhận thua lỗ ban đầu để chiếm lĩnh thị trường lâu dài.
Để tồn tại được trong thị trường này thì các doanh nghiệp Việt nam cần phải có đủ năng lực về khả năng cạnh tranh như: vốn, chất lượng và số lượng hàng hóa, thương hiệu, khả năng thích nghi và nghiên cứu thị trường mạnh, thực hiện công tác tổ chức và quản lý chuyên nghiệp,….
Có thể nói, sức ép từ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là mối lo đáng quan ngại nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, vấn đề cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài
Việc AEC thành lập thu hút được sự chú ý của đông đảo thế giới. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của thế giới cũng như của các đối tác như: EU, Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Á,…Trước đây, các quốc gia thu hút đầu tư thông qua các chính sách bảo hộ cũng như chính sách thu hút đầu tư riêng, đặc biệt là các chính sách về thuế. Nhưng khi AEC thành lập, các rào cản thuế, hạn ngạch được loại bỏ hoàn toàn. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài không còn phụ thuộc vào các chính sách bảo hộ của mỗi quốc gia nữa mà phụ thuộc vào năng lực thị trường và khả năng cạnh tranh phát triển của mỗi quốc gia. Như vậy, chúng ta sẽ mất đi lợi thế thu hút đầu tư bằng các chính sách bảo hộ. Hướng đầu tư nước ngoài sẽ chuyển hướng sang đầu tư tại các thị trường tiềm
69