Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 78)

Mặc dù thách thức là to lớn nhưng có thể thấy rõ những lợi ích tiềm tàng cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội một khi thị trường tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động giữa các nước ASEAN được thiết lập. Để có thể tận dụng và phát huy có hiệu quả những lợi ích trên, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thực hiện đổi mới kinh tế và cải cách hành chính

Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất là chúng ta cần nỗ lực trong việc cải cách các quy chế trong nước như:

 Đơn giản hóa và áp dụng các hoạt động điện tử hoá các thủ tục hành chính, hệ thống hóa và điều chỉnh các điều luật không hiệu quả hay có sự mâu thuẫn lẫn nhau tạo nên khuôn khổ pháp lý vững chắc.

 Các cơ quan hành chính cần phải có các quy định cụ thể và nhất quán về các thủ tục, có chế độ hướng dẫn bằng văn bản và tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp trước khi tiến hành các thủ tục hành chính

 Đồng thời, bên cạnh thực hiện đúng và đủ các cam kết, Chính phủ Việt Nam cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt công cụ chính sách minh bạch, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các ảnh hưởng xã hội khác.

Tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Theo đó, cần tập trung cải tổ bộ máy điều hành, nâng cao trình độ sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình thực thiện AEC 10

, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân có thể cạnh tranh với các

10. 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình thực hiện AEC bao gồm: nông sản, vận tải hàng không, ô tô, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, thủy sản, y tế, logistics, cao su, dệt may, du lịch, sản phẩm gỗ.

71

doanh nghiệp trong khối ASEAN bằng các biện pháp như: Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tích cực đẩy mạnh các hoạt động chống các gian lận, vi phạm thương mại, các loại tội phạm xuyên biên giới bằng cách thiết lập các bộ phận chuyên trách.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại AEC

Thương mại là lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp và nhanh nhất trong quá trình thực hiện các nội dung trong kế hoạch thực thi AEC. Hay có thể nói, đây là hoạt động mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thực hiện ngay từ ban đầu.

Tuy nhiên, một báo cáo của Diễn đàn Mạng lưới ASEAN công bố tại Singapore chỉ ra rằng chưa đến 20% các doanh nghiệp trong khu vực các nước ASEAN biết mình cần chuẩn bị gì trước sự kiện Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đây là một thực trạng đáng lo ngại khi AEC có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội quốc gia song sự hiểu biết của các cá nhân cũng như doanh nghiệp Việt Nam về AEC vẫn còn nhiều hạn chế. Không chỉ các doanh nghiệp còn ít hiểu biết về AEC mà ngay trong chính người dân chúng ta cũng không hiểu rõ về AEC. Theo điều tra báo cáo của AEC năm 2011, tại Việt Nam có tới 76% người dân không hiểu biết rõ về AEC. Như vậy, để việc thực hiện gia nhập AEC có hiệu quả thì công tác tuyên truyền về AEC tới người dân, tới các doanh nghiệp là rất quan trọng.

Để các doanh nghiệp tiếp cận cũng như chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động kinh tế vào AEC, Chính phủ và Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại với mục đích đưa các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội tiếp xúc lẫn nhau trước khi bắt đầu có quan hệ đối tác làm ăn. Và quan trọng hơn cả là để cho các doanh nghiệp thấy được tiềm năng lợi ích và phát triển như thế nào khi tham gia vào AEC. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến như mở các hội chợ triển lãm, hội nghị xúc tiến,…tiêu biểu như Hội chợ VIETNAM EXPO là một trong những sự kiện

72

lớn của ngành công thương Việt Nam, là cầu nối quan trọng trong xúc tiến thương mại đầu tư vào Việt Nam và là nơi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu sản phẩm tới các đối tác nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Các hoạt động xúc tiến thương mại thường niên được diễn ra trong khuôn khổ của Hội chợ Vietnam Expo 2014 như Hội thảo xúc tiến xuất khẩu do Cục xúc tiến Thương mại tổ chức; Các hội thảo chuyên đề; Toạ đàm xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế do các Tổ chức xúc tiến thương mại & doanh nghiệp nước ngoài tổ chức; Chương trình tham quan khu công nghiệp, khu chế xuất, … Ngoài ra, hội chợ VIETNAM EXPO luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các Bộ ngành liên quan, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các tổ chức Xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Ngoài ra, một khuôn khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn. Để giảm bớt tính phức tạp trong các hoạt động thương mại với các đối tác trong và ngoài khối, Chính phủ và Nhà nước nên đưa ra một chính sách thuế quan chung để thị trường không bị phân mảng và theo đó các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và không bị chồng chéo về các thủ tục hay phát luật.

Tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại

Công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc quyết định đến hoạt động hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hạ tầng đồng bộ gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của mỗi quốc gia. Chính phủ điện tử, Hải quan điện tử và thương mại điện tử, đặc biệt là cơ chế Hải quan một cửalà một trong các ưu tiên phát triển trong lộ trình xây dựng AEC, tạo điều kiện trong việc giao thương nội khối trở nên nhanh chóng và gọn nhẹ hơn, tránh các thủ tục hành chính rườm rà và không cần thiết gây mất thời gian và chi phí trực tiếp cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

73

Nước ta hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong khu vực. Điều này đòi hỏi nước ta cần phải đặt mức quan tâm đúng đắn tới vấn đề này trong thời gian tới.

Thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển và tăng cường hiệu quả của cung ứng đầu vào cho các hoạt động sản xuất

Cơ sở hạ tầng phát triển là một trong những nền tảng cho sự phát triển kinh tế thuận lợi của mỗi quốc gia. Cơ sở hạ tầng phát triển giúp cho quốc gia cũng như các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như phát triển quy mô thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, việc tăng cường hiệu quả cung ứng đầu vào, đặc biệt là hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông vận tải, điện lực, viễn thông, tài chính và ngân hàng để đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.

Nhà nước cần phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy các ngành nghề có lợi thế trong nước, cùng với đó là các sản phẩm ưu tiên trong nội dung của hội nhập AEC như các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,….như vậy, vừa có thể khai thác hết tiềm năng cũng như phát huy được hết lợi thế là một nước nông nghiệp như nước ta.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Cộng đồng kinh tế ASEAN những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)