9. Kết cấu của Luận văn
2.4.1.4. Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin
Tài liệu dùng cho việc tra cứu chủ yếu dùng cho việc khai thác thông tin sở hữu công nghiệp là hệ thống các bảng phân loại và các danh mục chỉ dẫn. Cục Sở hữu trí tuệ đã dịch và xuất bản các tài liệu dùng cho việc tra cứu sau :
+ Bảng phân loại sáng chế quốc tế lần 3, lần 4, lần 5, lần 6, lần 7 được dịch từ Bảng phân loại sáng chế quốc tế lần 3, lần 4, lần 5, lần 6, lần 7 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xuất bản bằng tiếng Anh gồm 8 phần.
+ Bảng tra theo Từ khoá dịch từ ấn phẩm của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga dùng để tìm phân loại sáng chế cho các vấn đề kỹ thuật cần tra cứu.
- Tài liệu dùng cho việc tra cứu nhãn hiệu được dịch từ ấn phẩm của WIPO bằng tiếng Anh bao gồm:
+ Bảng phân loại quốc tế nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ Ni-xơ 9 theo Thoả ước Ni-xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ. Bảng phân loại Ni- xơ lần 9 bao gồm danh mục các nhóm sản phẩm, dịch vụ và danh mục xếp theo vần chữ cái các sản phẩm, dịch vụ có chỉ dẫn đến nhóm sản phẩm, dịch vụ tương ứng dùng để phân loại và tra cứu hàng hoá/dịch vụ liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu. Bảng phân loại Ni-xơ lần 9 gồm có 45 nhóm sản phẩm và dịch vụ, trong đó các nhóm từ 01 đến 34 là các nhóm sản phẩm, các nhóm từ 35 đến 45 là các nhóm dịch vụ
+ Bảng phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu (Bảng phân loại Viên) dùng để phân loại và tra cứu các yếu tố hình liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu. Đây là một hệ thống phân loại có cấu trúc thứ bậc, các yếu tố hình của nhãn hiệu được phân loại theo nguyên tắc từ tổng quát đến cụ thể thành: các Phần, các Lớp và các Phân lớp. Bảng phân loại Viên lần 6 bao gồm: 29 phần, 144 lớp, 788 phân lớp.
- Tài liệu dùng cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp là Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno dịch từ ấn phẩm của WIPO bằng tiếng Anh. Bảng phân loại Locarno lần 8 bao gồm danh mục các nhóm, phân nhóm và danh mục xếp theo vần chữ cái các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp có chỉ dẫn đến nhóm và phân nhóm tương ứng để phân loại và tra cứu kiểu dáng công nghiệp liên quan đến việc
đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Bảng phân loại Locarno lần 8 gồm có 32 nhóm và 39 phân nhóm. Ký hiệu phân loại gồm hai nhóm chữ số từ 01-99, được phân cách nhau bằng dấu gạch ngang.
Các tài liệu dùng cho việc tra cứu nêu trên là các tài liệu cơ bản, các chuẩn mực quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, nhân bản kịp thời, đầy đủ thông tin, được phổ biến cho các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành, các Công ty đại diện Sở hữu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tra cứu tin của người dùng tin và hoạt động sở hữu công nghiệp trên cả nước.
Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng và đánh giá chất lượng đối với các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp
Sản phẩm Tổng số doanh nghiệp trả lời Nhu cầu sử dụng Đánh giá chất lượng Tốt Chưa tốt Công báo 40 (100%) 20 (50%) 4 (20%) 16 (80%) Bản mô tả sáng chế Việt Nam 40 (100%) 40 (100%) 28 (70%) 12 (30%)
Báo cáo hằng năm về hoạt động sở
hữu công nghiệp 40 (100%) 20 (50%) 10 (50%) 10 (50%)
Thư mục 40 (100%) 40 (100%) 36 (90%) 4 (10%)
Cơ sở dữ liệu sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp Việt Nam
40 (100%) 40 (100%) 20 (50%) 20 (50%)
Trang tin điện tử 40 (100%) 40 (100%) 20 (50%) 20 (50%)
Tài liệu dùng cho
Bảng 2.1 trên đã đưa ra những số liệu cụ thể về nhu cầu cũng như đánh giá chất lượng của các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp. Cơ sở dữ liệu thông tin sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp điện tử trên IP Lib cũng như trang tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ tuy mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng đã dành được sự quan tâm của đựơc các doanh nghiệp và sử dụng nhiều bên cạnh các sản phẩm thông tin truyền thống dạng giấy như bản mô tả sáng chế, công báo sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên về chất lượng của các sản phẩm này còn chưa cao cho nên chưa được các doanh nghiệp sử dụng và khai thác hài lòng. Đến 50% trong tổng số 40 doanh nghiệp trả lời cho rằng chất lượng của các sản phẩm thông tin này là chưa tốt. Họ cũng chỉ ra những nhược điểm của các sản phẩm này là gì? Đó là tính chính xác của nguồn thông tin, lỗi truy cập và một nhược điểm lớn của các cơ sở dữ liệu thông tin này là cập nhật chậm vì vậy giá trị của thông tin đã mất đi tính thời sự của nó. Biểu đồ dưới đây sẽ chỉ rõ một cách tổng quát việc đánh giá chất lượng về các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp theo cách nhìn nhận của các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các sản phẩm này.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá chung về chất lượng của các sản phẩm thông tin