9. Kết cấu của Luận văn
3.3.8. Cơ chế chính sách của nhà nước
Vì nhu cầu sử dụng thông tin nói chung và thông tin sở hữu công nghiệp nói riêng trong các doanh nghiệp không nhiều và tại Việt Nam thị trường thông tin chưa thực sự phát triển, do đó nhà nước vẫn còn và sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc cấp kinh phí cho hoạt động thông tin. Nhà nước cần đảm bảo các điều kiện và môi trường pháp lý cũng như tài chính cho phát triển, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp.
Đảm bảo kinh phí cho việc tạo lập, phát triển nguồn thông tin, đảm bảo xây dựng được nguồn thông tin sở hữu công nghiệp theo tiêu chuẩn tư liệu tối thiểu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), có đủ thông tin sở hữu công nghiệp của các nước trong khu vực bằng tiếng Anh. Xây dựng cơ sở dữ liệu phản ánh đầy đủ nguồn tin của thư viện.
Đảm bảo cho việc xây dựng, nâng cao chất lượng của các cơ sở dữ liệu chủ yếu như cơ sở dữ liệu sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở dữ liệu nội sinh của các cơ quan thông tin trong hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp.
Nhà nước cũng cần có cơ chế tài chính để các cơ quan thông tin có thể mua hoặc truy cập một số cơ sở dữ liệu cần thiết của nước ngoài như cơ sở dữ liệu của Derwent, Inpadoc, DIALOG và STN, GPI của Cơ quan sáng chế châu Âu, Cơ sở dữ liệu về cấu trúc Markush,v.v..
Nhà nước cũng cần đảm bảo kinh phí cho việc nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang thiết bị, máy móc cho hoạt động của các cơ quan thông tin này.
Ngoài ra, việc đảm bảo hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ và hợp tác quốc tế cũng cần được đưa vào kinh phí hoạt động thường xuyên.
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng nữa là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển thương hiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký và xác lập quyền sở hữu công nghiệp của mình.
* Kết luận chương 3
Để thực hiện được quá trình đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp không phải một sớm một chiều mà cần phải có một lộ trình cùng với sự quan tâm lớn của Nhà nước cũng như các tổ chức thông tin hoạt động trong lĩnh vực thông tin sở hữu công nghiệp trong cả nước. Muốn phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin theo hướng đa dạng hoá về chủng loại, hình thức, hiện đại, tiên tiến, linh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trước hết phải tạo lập, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn thông tin mà trước hết là nguồn thông tin nội sinh. Phải xây dựng nguồn thông tin số hoá có sự liên kết giữa các cơ quan thông tin trong cùng một hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã có nguồn thông tin số hoá nhằm mục đích mở rộng và gia tăng kho tư liệu số hoá của các tổ chức, cơ quan thông tin này. Muốn như vậy các tổ chức thông tin này cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu, kinh phí để xây dựng và liên kết mạng. Chưa kể các khoản chi phí để thu thập, bổ sung các cơ cở dữ liệu cần thiết của nước ngoài. Không những thế, một vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với mỗi tổ chức thông tin là đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông tin, đội ngũ cán bộ làm việc có trình độ, chuyên nghiệp để thực hiện các hoạt động thông tin có hiệu quả. Ngoài ra, để phát triển sản phẩm và dịch vụ theo đúng hướng và hữu ích, các cơ quan thông tin cũng phải quan tâm đến một nội dung nữa có ý nghĩa sống còn là đẩy mạnh
hoạt động marketing thông tin thư viện. Đây là mối quan hệ hai chiều có sự phản hồi giữa nhà cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin nhằm dự đoán và đáp ứng các yêu cầu của người dùng thông tin trong đó có các doanh nghiệp một cách tốt nhất và thuận lợi, kích thích các nhà doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nhiều hơn nữa thông tin sở hữu công nghiệp.
Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin là xu hướng phát triển của các tổ chức thông tin, khiến cho chúng ta không bị lệ thuộc thái quá vào bất kỳ một loại sản phẩm và dịch vụ thông tin nào, không ngoài mục đích nhằm thu hút người dùng thông tin, thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu về thông tin và khả năng đáp ứng của nguồn tin đồng thời để đáp ứng nhiều loại nhu cầu thông tin hơn của xã hội nói chung và của các nhà doanh nghiệp nói riêng.
KẾT LUẬN
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định. Từ chỗ chỉ có một đơn vị thông tin sở hữu công nghiệp là Cục Sáng chế, tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay, đến nay đã hình thành nên một mạng lưới thông tin rộng khắp trong cả nước, tạo lập một nguồn lực thông tin sở hữu công nghiệp cơ bản, xây dựng được một hệ thống sản phẩm và dịch vụ có đủ khả năng đáp ứng tối thiểu cho nhiều đối tượng dùng thông tin. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế của người dùng thông tin, trong đó có các doanh nghiệp, ngày càng đa dạng và phong phú, đồng thời đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, chính xác và bằng những phương tiện hiện đại hơn thì nguồn lực thông tin sở hữu công nghiệp hiện có chưa được đầy đủ cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, dẫn đến hoạt động thông tin của các cơ quan này chưa được như mong muốn, đội ngũ cán bộ còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có được những sản phẩm và dịch vụ thông tin đặc thù. Năng lực đáp ứng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhìn tổng thể còn yếu, chỉ đạt trung bình khoảng 60% theo đánh giá của các doanh nghiệp. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin mới chỉ dừng ở ngưỡng “cung cấp” và “thụ động”, chất lượng thì chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến doanh nghiệp và vì doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp ít quan tâm đến nguồn thông tin quan trọng này.
Để hoạt động thông tin đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng một cách đầy đủ nhất các nhu cầu thông tin của doanh nghiệp thì việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng và không ngừng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới theo xu hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá và thân thiện với doanh nghiệp trên nền tảng của những sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có là nhiệm vụ cấp thiết của
các cơ quan thông tin hoạt động trong hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Về phía các cơ quan thông tin, để thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin cần có một số các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước về cơ chế chính sách, tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nguồn lực thông tin, nguồn lực cán bộ đồng thời cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ,v.v..
Ngoài ra, để tạo động lực tạo lập và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cần thúc đẩy nhu cầu khai thác thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp bằng cách không ngừng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của thông tin sở hữu công nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu và sản xuất kinh doanh, cần phải tăng cường công tác đào tạo, kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin của các doanh nghiệp, hướng cho các doanh nghiệp hiểu rõ về nguồn thông tin cũng như ưu thế trong việc khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà cơ quan thông tin cung cấp cho họ.
Chúng tôi hy vọng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần tăng cường hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp, tạo lập và phát triển nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thông tin khác nhau đáp ứng được những đòi hỏi thiết thực, đa dạng của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh của họ, giúp cho các doanh nghiệp khai thác tốt nhất các lợi ích kinh tế của thông tin này, đồng thời cũng góp phần tích cực vào việc phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu
trí tuệ ở các nước đang phát triển, NXB Bản đồ, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định
số 103/2006/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
3. Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam và Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang
Thuỵ Sĩ (2002), Các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ trong quá trình
hội nhập, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.
4. Cục Sở hữu trí tuệ, Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ.
5. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Vĩnh Hà (2003), Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, Bản tin
liên hiệp thư viện tháng 12/2003, tr. 37-41.
7. Nguyễn Vĩnh Hà, Hoạt động dịch vụ thông tin thư viện trong trường đại
học, Trường Đại học Đà Nẵng, http://www.kh-
sdh.udn.vn/zipfiles/So11/8_HA_NGUYEN%20VINH.doc., ngày cập nhật 12/4/2011.
8. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin KH&CN để trở thành nguồn lực, Tạp chí thông tin và tư liệu số 1/2005, tr.1-6.
9. Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản
phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam, Tạp chí thông tin và tư liệu số 2/2008, tr.1-6.
10. Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Nhà xuất bản bản đồ, Hà Nội.
11. Japan patent office – Asia-Pacific Industrial Property Center, JIII (2002),
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá –Cẩm nang dành cho doanh nghiệp.
12. Cao Minh Kiểm (2008), Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông
tin - thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, Thông tin và tư liệu, 1/2008, tr.7-18.
13. Phan Thị Thu Nga (2005), Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin thư viện, Bản tin thư viện – công nghệ thông tin tháng 3/2005, tr.15-25.
14. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản số 23 (143),
http://www.tapchicongsan.org.vn/, ngày cập nhật 24.12.2007.
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sở hữu
trí tuệ 2005.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, Luật doanh
nghiệp 2005.
17. Shinichiro Suzuki (2004), Biểu đồ sáng chế sử dụng hiệu quả thông tin
sở hữu công nghiệp, Viện Sáng chế và Sáng kiến Nhật Bản.
18. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đề án “Đổi mới
công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, http://www.sggp.org.vn, ngày cập nhật 11.4.2011 19. Cao Sơn, Doanh nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ: Cần sự đột
phá, http://www.baomoi.com; ngày cập nhật 11.4.2011
20. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,
http://chungta.com/Desktop.aspx/Kinhdoanh-QTDN, 19.11.2005.
21. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ,
22. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trung tâm thương mại quốc tế
(2004), Những điều cần biết về Sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn dành
cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ.
23. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam,
(2009) Tài liệu hướng dẫn, Sử dụng thông tin sáng chế để tìm kiếm công
nghệ, http://www.wipo.int/patentscope, ngày cập nhật 10.01.2010.
24. Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội (2005),
Hiện trạng doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc theo kết quả khảo sát doanh nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố,
http://hotrodoanhnghiep.gov.vn/cd_th/document, ngày cập nhật 12.4.2011.
25. Trần Mạnh Tuấn (2004), Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing, Tạp
chí thông tin và tư liệu số 3/2004
26. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung
tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội
27. Minh Tú (2007), Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam,
http://www.sppg.org.vn, ngày cập nhật 11.6.2011.
* Tiếng Anh
28. Soonwoo Hong, The magic of Patent Information,
http://www.wipo.int/sme/en/documents/patent_information.htm, ngày cập nhật 01.01.2000.
29. Beverly K.Kahn, Diane M.Strong and Richard Y.Wang (2002),
Information Quality Benchmarks: Product and Service Performance, Communications of the ACM, April 2002/Vol.45, pg.184-192.
30. Koch, (1991) Patent information to stimulate innovation in small and medium sized companies, World Patent Information, 13(4), pg.201-205.
31. Irma Pasanen (2006), Brandded scholarly information services among young researchers, Helsinky University of technology, Finland.
32. Hanna Timonen, Eila Jarvenpaa, (2005) Knowledge Acquisition Models
of SMEs’ New Product Development Processes and the Role of Patent Information, Helsinky University of technology, Finland.
33. Jenifer Tribe (2011), What is an Information Product?,
http://www.sideroad.com/Information_Product:, ngày cập nhật 09.4.2011.
34. World Intellectual Property Organization (WIPO) (1979), Strasbourg
Agreement Concerning the International Patent Classification March 24, 1971 amended 1979.
35. World Intellectual Property Organization (WIPO) (2001), Handbook on
industrial property information and documentation, List of WIPO Standard, Recommendation and Guidelines, Part 3.
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1. Họ và tên: Lưu Phước Hậu – Phó Giám đốc công ty
2. Doanh nghiệp: Công ty CP SXKD Vật tư & Thuốc thú y (VEMEDIM) 3. Địa chỉ: Số 7 đường 30/4, p.Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
4. Ông / Bà thường tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
xCó Không 5. Nếu không Ông/ Bà cho biết lý do
Không biết Không có nhu cầu
Không có thời gian Chi phí
Vì lý do khác (có thể nêu rõ):………
6. Nếu có, loại hình thông tin sở hữu công nghiệp Ông/Bà thường quan tâm
x Sáng chế xNhãn hiệu
xKiểu dáng công nghiệp
xVăn bản pháp lý
7. Mục đích của việc khai thác thông tin sở hữu công nghiệp Tìm kiếm công nghệ Tìm kiếm chuyên gia
Tìm kiếm thị trường x Thăm dò đối tác kinh doanh
Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp Chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp x Chuẩn bị nộp đơn đăng ký
x Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Các mục đích khác (nêu cụ thể) ………
8. Loại sản phẩm thông tin hay sử dụng
xCông báo x Bản mô tả sáng chế
xCSDL sáng chế x CSDL nhãn hiệu x CSDL kiểu dáng x Trang tin điện tử
x Thư mục Tài liệu dùng cho việc tra cứu x Báo cáo hàng năm về hoạt động sở hữu công nghiệp
9. Mức độ đáp ứng về các sản phẩm thông tin
Đầy đủ x Tương đối đầy đủ Chưa đầy đủ
10. Nếu chưa đầy đủ, theo Ông/Bà cần phát triển thêm những sản phẩm nào?
Đĩa quang tra cứu sáng chế Đĩa quang tra cứu nhãn hiệu
Đĩa quang tra cứu kiểu dáng công nghiệp Đĩa quang đơn và bằng sáng chế toàn văn
x Cơ sở dữ liệu điện tử đơn và bằng sáng chế toàn văn