Tiêu chí khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 45)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Tiêu chí khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công

sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp

Để phản ánh trung thực thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp và phác hoạ một cách rõ nét được mối quan hệ cũng như sự tương phản về mặt thực tiễn giữa bên cầu và bên cung, giữa người sử dụng và người cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin, luận văn tiến hành khảo sát dựa theo nguyên tắc chọn mẫu và phương pháp khảo sát sau.

Nguyên tắc chọn mẫu

Các doanh nghiệp được chọn để khảo sát nằm trong số các doanh nghiệp đã và đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp có ít nhiều liên quan đến vấn đề này, cụ thể là các doanh nghiệp có đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Dung lượng mẫu khảo sát ban đầu được xác định dành cho các đối tượng doanh nghiệp thuộc các loại sau:

- các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất (Mẫu 1)

- các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn (Mẫu 2)

- các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập

khẩu (Mẫu 3)

Ngoài ra, để khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp hiện nay do các cơ quan thông tin cung cấp thì việc lựa chọn khảo sát thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ này của Cục Sở hữu trí tuệ là mang tính điển hình nhất. Bởi vì, trong hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp thì Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan chuyên môn về sở hữu công nghiệp quốc gia chịu trách nhiệm công bố các thông tin liên quan đến đơn và bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cũng như các thông tin liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp10

cho nên có thể nói rằng Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thông tin sở hữu công nghiệp lớn nhất, là cơ quan chuyên trách và đầu mối trong việc cung cấp các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp của cả nước. Chính vì vậy, trong phần này, luận văn thực hiện việc khảo sát thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ quản lý và cung cấp. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo thêm một số đơn vị ngoài Cục cũng hoạt động trong hệ thống này nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp hiện nay.

Phương pháp định lượng

Phỏng vấn bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:

- Mục đích sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp; - Thực tiễn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp;

- Đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp.

Trong quá trình khảo sát thực tế, có một số trường hợp không phỏng vấn được do doanh nghiệp không tham gia trả lời thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.1: Tỷ lệ phản hồi phiếu điều tra

Tên mẫu Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ%

Mẫu 1 26 18 69,23 %

Mẫu 2 16 16 100 %

Mẫu 3 08 06 75 %

Tổng 3 mẫu 50 40 80 %

Phương pháp thống kê

Thống kê số lượng đơn yêu cầu tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp, cụ thể là thông tin sáng chế của các doanh nghiệp nộp trực tiếp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong khoảng 5 năm từ 2006-2010 nhằm làm rõ thông tin sau:

- Số lượng đơn yêu cầu tra cứu thông tin sáng chế của các doanh nghiệp; - Mục đích tra cứu thông tin sáng chế của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)