Khái quát về hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 43)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.Khái quát về hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp

Năm 1981, bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động. Trong những năm tiếp theo, các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu (1982), kiểu dáng công nghiệp (1988), giải pháp hữu ích (1988), tên gọi xuất xứ (1995),v.v. bắt đầu được bảo hộ ở Việt Nam. Hiện nay, hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam bao gồm tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp quy định trong Hiệp định về các

Khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Vấn đề thông tin sở hữu công nghiệp - đặc biệt là thông tin sáng kiến - sáng chế được chú ý sớm hơn nhiều. Ngay từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20, tại Ủy ban Khoa học Nhà nước (tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay), một nhóm chuyên viên đã được giao nhiệm vụ xây dựng kho tư liệu sáng kiến và sáng chế nhằm phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu, triển khai. Nhóm này đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động thông tin tư liệu nói chung và sơ bộ hoạch định một chiến lược về thông tin sáng kiến - sáng chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh ác liệt chống xâm lược đã không cho phép hoàn tất mọi công việc cho tới khi kết thúc chiến tranh (1975) những người theo đuổi mục tiêu trên mới chỉ thu được những kết quả nhỏ bé: một kho tư liệu với vài trăm nghìn bản mô tả sáng chế của Liên Xô và của một số nước xã hội chủ nghĩa cùng vài trăm phiếu (card) ghi tóm tắt nội dung các sáng kiến kỹ thuật được tạo ra ở Việt Nam trong những năm chiến tranh,v.v. đã được thiết lập và đó là nền móng ban đầu của cơ sở dữ liệu thuộc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp đặt tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.

Vấn đề xây dựng hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp được đặc biệt chú ý vào giữa những năm 1980 khi mà số đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xu hướng gia tăng và cũng là khi Việt Nam chuẩn bị chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường. Mục tiêu ban đầu của việc xây dựng hệ thống này là đáp ứng nhu cầu về thông tin phục vụ xét nghiệm các đối tượng sở hữu công nghiệp yêu cầu bảo hộ (sáng chế và nhãn hiệu) và tiến tới phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Hiện nay, trên cở sở hợp tác về thông tin tư liệu với các cơ quan sáng chế của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế trong đó có Tổ

chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), cơ sở dữ liệu về thông tin sở hữu công nghiệp có tại Trung tâm Thông tin Cục Sở hữu trí tuệ khá đầy đủ, bao gồm khoảng gần 38 triệu bản mô tả sáng chế (tính đến tháng 10 năm 2010), kho tư liệu nhãn hiệu với khoảng 3 triệu nhãn hiệu khác nhau, kho tư liệu kiểu dáng công nghiệp với khoảng 1,5 triệu kiểu dáng công nghiệp (chủ yếu dưới dạng CD-ROM).

Ngoài Trung tâm Thông tin thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, tại Việt Nam còn có một hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp (chủ yếu là thông tin sáng chế) bao gồm Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương và một số trường đại học như đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Đà Nẵng, đại học An Giang,v.v..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 43)