Tăng cường nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 85)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.1.2.Tăng cường nguồn lực thông tin

Hiệu quả của hoạt động thông tin cũng như hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin phụ thuộc trước hết vào chất lượng và sự đa dạng, đầy đủ của nguồn lực thông tin. Vì vậy, cần có chính sách tạo nguồn thông tin cho phù hợp với nhu cầu thông tin. Xây dựng và phát triển nguồn thông tin trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của công chúng cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam và cơ sở nguồn thông tin hiện có. Trong chính sách tăng cường nguồn thông tin cần lưu ý trong những năm đầu của giai đoạn chuyển sang xã hội thông tin phải dựa vào việc bổ sung có chọn lọc tư liệu sáng chế của 8 nước công nghiệp phát triển và của 2 tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế như Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đặc biệt là cơ sở dữ liệu sáng chế toàn văn của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, cơ sở dữ liệu sáng chế của EPO như GPI,v.v..

Thu thập cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật,v.v..

Bổ sung tư liệu nghiệp vụ sở hữu công nghiệp, tư liệu khoa học kỹ thuật chủ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Anh ở dạng giấy, đĩa quang và trực tuyến,v.v..

Để công tác bổ sung tư liệu đạt được hiệu quả cần tiếp tục duy trì và phát triển nguồn tư liệu thông qua quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ với các Tổ chức quốc tế và Cơ quan Sở hữu trí tuệ của các nước. Ngoài ra, việc bổ sung tư liệu bằng vốn ngân sách nhà nước vẫn phải được quan tâm dưới sự chọn lọc kỹ lưỡng để có được vốn tư liệu khoa học kỹ thuật phong phú.

Bên cạnh đó giữa các Trung tâm thông tin trong hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp phải có quy định cơ chế chia sẻ, khai thác, sử dụng các nguồn tin đã được tạo lập và phát triển do nguồn kinh phí của nhà nước cũng như từ quan hệ trao đổi với các nước để đảm bảo người dùng thông tin tiếp cận, khai thác, sử dụng nguồn thông tin đó dễ dàng. Đồng thời, để tránh lãng phí do sự trùng lặp, các Trung tâm này cần xây dựng chính sách hợp tác, chia sẻ, trao đổi các sản phẩm thông tin.

Xây dựng kho tư liệu số hoá bao gồm nguồn tin không chỉ của một Trung tâm thông tin mà cả một hệ thống các Trung tâm cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp từ bắc vào nam cho phép người dùng thông tin truy cập không chỉ ở một mà nhiều Trung tâm cùng một lúc. Các nguồn thông tin số hoá trước hết là các mục lục, các ấn phẩm định kỳ, các tài liệu nghiệp vụ cũng như các cơ sở dữ liệu điện tử. Như vậy, có thể thấy kho tư liệu sẽ được tăng lên liên tục do tư liệu mới được cập nhật thường xuyên vào các Mục lục thư viện, các cơ sở dữ liệu đồng thời nó còn làm tăng cường sự hợp tác giữa các

cơ quan thông tin có nguồn thông tin số hoá với nhau để làm giàu thêm kho thông tin số hoá này.

Như vậy, mục tiêu tăng cường phát triển và khai thác nguồn lực thông tin sở hữu công nghiệp trước hết là nhằm kiểm soát được các nguồn thông tin sở hữu công nghiệp của thế giới và trong nước, trên cơ sở đó bảo đảm các nguồn bổ sung thường xuyên, xác lập và duy trì nguồn thông tin quốc gia về sở hữu công nghiệp cụ thể là về sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, tạo lập các địa chỉ thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng và phát triển các sản phẩm thông tin có giá trị, có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dùng thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp (Trang 85)