0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Ấn phẩm thông tin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 52 -52 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.1.1. Ấn phẩm thông tin

Là các sản phẩm thông tin được biên soạn để hỗ trợ cho việc tìm tin của người dùng tin. Hiện nay, ở Trung tâm thông tin của Cục đã biên soạn được các ấn phẩm như sau: Công báo sở hữu công nghiệp, Bản mô tả sáng chế Việt Nam, Báo cáo hằng năm về hoạt động sở hữu công nghiệp.

- Công báo sở hữu công nghiệp

Công báo sở hữu công nghiệp là ấn phẩm định kỳ của Cục Sở hữu trí tuệ được công bố vào ngày 25 hằng tháng, trong đó công bố thông tin thư mục của các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chấp nhận đơn hợp lệ và đã được cấp Văn bằng bảo hộ. Từ tháng 5 năm 1997 Công báo sở hữu công nghiệp được ấn hành mỗi tháng 2 tập, tập A và tập B.

Tập A công bố các thông tin về: các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu sửa đổi đơn, chuyển giao đơn.

Tập B công bố thông tin về: các văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn địa lý, các thông tin liên quan đến hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Tính đến hết tháng 12/2010 Cục Sở hữu trí tuệ đã ấn hành 273 số công báo sở hữu công nghiệp gồm 473 cuốn, mỗi số công bố khoảng hơn 10.000 đơn và 1.000 văn bằng bảo hộ các loại.

Từ tháng 1 năm 2008 Cục Sở hữu trí tuệ xuất bản CD-ROM công báo và đồng thời được đăng tải trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ.

Hình 2.1: Minh họa CD-ROM công báo sở hữu công nghiệp

Công báo sở hữu công nghiệp là một sản phẩm thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, mang tính chất thông tin pháp lý, đòi hỏi sự chính xác của các dữ liệu, xuất bản đúng thời hạn và với số lượng thông tin lớn. Mục đích của Công báo là thông báo những thông tin ban đầu cần thiết về đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và Bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Có thể đánh giá chất lượng của Công báo sở hữu công nghiệp như sau:

Công báo sở hữu công nghiệp bao quát toàn bộ nguồn tin sở hữu công nghiệp và được công bố sớm nhất so với các sản phẩm thông tin khác. Đó là điều cơ bản và thế mạnh của ấn phẩm này.

- Bản mô tả sáng chế Việt Nam

Năm 1984, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp bằng sáng chế đầu tiên và bản mô tả sáng chế, sản phẩm thông tin chuyên dạng về sở hữu công nghiệp lần đầu tiên đã được công bố và xuất bản phục vụ nhu cầu về thông tin và trao đổi quốc tế.

Bản mô tả sáng chế thường có hai dạng:

+ Bản mô tả sáng chế thuộc đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế (Bản mô tả sáng chế công bố lần thứ nhất)

+ Bản mô tả sáng chế thuộc Bằng độc quyền sáng chế (Bản mô tả sáng chế công bố lần thứ hai, sau khi đơn sáng chế đã được cấp bằng)

Bản mô tả sáng chế được trình bày theo các tiêu chuẩn ST.3 về ký hiệu tên các nước, tiêu chuẩn ST.9 mã số thư mục và các tiêu chuẩn khác của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về hình thức và trình tự nội dung của bản mô tả sáng chế,v.v..

Đến nay, tổng số bản mô tả sáng chế Việt Nam ở dạng giấy là khoảng hơn 30.000 bản mô tả đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích, gần 10.000 bản mô tả Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích (tính đến 31/12/2010) là vốn tư liệu khoa học kỹ thuật, pháp lý và thương mại bằng tiếng Việt rất có giá trị đối với hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Báo cáo hằng năm về hoạt động sở hữu công nghiệp

Từ năm 1992 Cục Sở hữu trí tuệ đã biên soạn và xuất bản Báo cáo hằng năm về hoạt động sở hữu trí tuệ, báo cáo có các nội dung:

+ Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ; + Hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ;

+ Các hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ trong năm;

+ Các số liệu thống kê về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và văn bằng bảo hộ đã cấp cho các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Báo cáo hằng năm về hoạt động sở hữu công nghiệp phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp để cập nhật được các thông tin đầy đủ về các chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như các họat động của Cục Sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp

trong từng giai đoạn thời gian. Tuy nhiên báo cáo này vẫn ở dạng tài liệu thống kê, chưa có thông tin phân tích, so sánh,v.v..

- Các loại thư mục

Thư mục là một sản phẩm thông tin được biên soạn hỗ trợ cho việc tìm thông tin của người dùng tin. Tập hợp các biểu ghi của thư mục được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tư liệu có chung một hoặc một số dấu hiệu về nội dung, hình thức. Theo khảo sát, các loại hình thư mục chủ yếu hiện có tại Cục Sở hữu trí tuệ là:

Thư mục thông báo tài liệu mới là ấn phẩm định kỳ, thông báo về các bài báo/tạp chí/tư liệu hội thảo sở hữu công nghiệp mới được bổ sung về Cục. Loại hình thư mục này được sắp xếp theo các nội dung tương ứng với các chủ đề của tư liệu nghiệp vụ sở hữu công nghiệp.

Thư mục chuyên đề là ấn phẩm được biên soạn và phổ biến không định kỳ mà phụ thuộc vào việc nảy sinh nhu cầu về thông tin hoặc phụ thuộc vào số lượng tài liệu có được đủ để lập thành chuyên đề. Nội dung của loại thư mục này rất phong phú, có tính chuyên sâu, có nhiệm vụ thông báo các thông tin quan trọng về các đối tượng sở hữu công nghiệp, nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu,v.v..Thư mục này tập hợp đầy đủ các thông tin về các tư liệu sở hữu công nghiệp Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ đã biên soạn các thư mục sáng chế theo các chuyên đề như: Xử lý vỏ trấu, Công nghệ sinh học trong nông nghiệp,v.v.. Các thư mục chuyên đề nêu trên phục vụ cho các Chợ công nghệ (Techmart) được người dùng tin đặc biệt quan tâm. Công tác phổ biến các thư mục cũng như việc phát hành các thư mục này đến tay người dùng tin đã được Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, công tác phổ biến các thư mục này còn yếu, thư mục chưa được phát hành rộng rãi và chưa đến tay người dùng tin và thực sự

mới chỉ được chú trọng và phát triển ở Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh còn ở tại Cục Sở hữu trí tuệ và của cả hệ thống hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp thì chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 52 -52 )

×