Giáo viên

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 67)

1. 4 TIỂU KẾT

3.4.3 Giáo viên

Lỗi của giáo viên trong quá trình lên lớp khi giải thích cho sinh viên các hiện tƣợng ngữ pháp chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến sinh viên mắc các lỗi sai. Sự giải thích không chính xác, thậm chí thiếu tính sƣ phạm của giáo viên đã có thể dần dần hình thành lỗi sai của sinh viên. Khi dạy tiếng Việt cho sinh viên, giáo viên có thể bỏ qua bƣớc chỉ ra sự khác biệt về sử dụng tiếng Trung và tiếng Việt của câu điều kiện, nhấn mạnh cho sinh viên trong trƣờng hợp tiếng Việt sử dụng thế này thì tiếng Trung sẽ sử dụng thế nào, đồng thời có thế sử dụng các dạng bài tập nhƣ sửa lỗi sai, chuyển dạng câu… Mục đích là để sinh viên có ấn tƣợng sâu sắc với mẫu câu này. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên dạy tiếng Việt tại các trƣờng đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trung Quốc đều là giáo viên ngƣời Trung Quốc, do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy sâu, đặc biệt là do thời lƣợng của chƣơng tình dạy học cũng đƣợc quy định chặt chẽ nên giáo viên có thể không thể đi sâu và giúp sinh viên hiểu cặn kẽ.

3.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

3.5.1. Khắc phục sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ

Nguyên nhân chính dẫn đến những lỗi sai của sinh viên khi học tiếng Việt nói chung và học mẫu câu điều kiện “nếu A thì B” nói riêng đã đƣợc chỉ ra và phân tích kỹ càng ở phần trên. Do vậy, biện pháp tốt nhất để khắc phục những lỗi sai đó là thực hiện tốt những công việc nhƣ sau.

Khó khăn lớn nhất của sinh viên khi học một ngôn ngữ khác đến chính từ rào cản là tiếng mẹ đẻ, đa phần sinh viên mới học đều tự phân tích bằng chính tiếng mẹ đẻ và từ tiếng mẹ đẻ tiếp tục tƣ duy để đạt đƣợc kết quả giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ thứ 2. Do vậy quá trình để làm quen và bỏ bớt giai đoạn tƣ duy sang tiếng mẹ đẻ chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục lỗi sai của sinh viên khi học tiếng Việt. Việc tạo ra một môi trƣờng giao tiếp tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng bƣớc đầu giúp sinh viên làm quen và tự bật ra những điều cần nói theo thói quen giao tiếp trong môi trƣờng đó. Hiện nay một số trƣờng đại học của Trung Quốc đã mời giáo viên là ngƣời bản ngữ đến giảng dạy, nhận sinh viên là ngƣời Việt Nam sang để học tiếng Viêt, việc đó cũng góp phần vào việc tạo đƣợc môi trƣờng cho sinh viên giao tiếp và thực hành.

Trong tiếng Trung Quốc phó từ “就” đƣợc sử dụng rất nhiều và với tần suất rất lớn, phó từ này khi dịch ra tiếng Việt là “thì”, khi sử dụng câu điều kiện hoặc những câu khác, sinh viên Trung Quốc đa phần đều dịch câu nguyên văn tiếng Trung nếu câu đó có từ “就” thì sinh viên dịch là “thì”: Ví dụ: Nếu cô ấy đến, tôi thì mới đi đến nhà bạn (câu tiếng Trung là: 如果她

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

来,我就去). Trong trƣờng hợp này có thể lý giải vốn từ của sinh viên còn chƣa nhiều,, và khi xuất hiện từ họ thấy quen thuộc, họ sẽ dễ dàng quy loại nó về một từ rất thông dụng. Để khắc phục điều này, sinh viên cần phải tiếp xúc và thực hành thật nhiều để tạo ra thói quen khi sử dụng ngoại ngữ.

3.5.2. Giáo viên

Dạy chƣơng trình tiếng Việt cho sinh viên đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức tiếng Việt chắc chắn và phong phú. Các bài học không chỉ là những văn bản cũ mà còn có những loại văn bản xã hội thông thƣờng khác phục vụ việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp hàng ngày cho học sinh ( viết thƣ, nhắn tin, gọi điện thoại, bƣu thiếp...). Nên giáo viên phải có hiểu biết về văn bản đó mới dạy đƣợc học sinh những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp càng đa dạng, phong phú và thể hiện ra những hiện tƣợng ngôn ngữ cụ thể cho học sinh. Trong khi giảng dạy, giáo viên phải nắm chắc kiến thức mới mong xử lý đƣợc các tình huống xảy ra nhanh nhạy và rút ra kết luận đúng đắn. Giáo viên nên đƣa ra nhiều hình thức bài tập nhƣ sửa lỗi sai, viết câu tƣơng đƣơng hoặc các bài tập dịch. Giáo viên cũng nên tìm hiểu kỹ và giới thiệu cho sinh viên những nét cơ bản nhất về sự khác biệt và tƣơng đồng giữa câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán. Từ đó giúp sinh viên có nhận thức và ấn tƣợng sâu hơn, giúp sinh viên sử dụng kết cấu câu một cách chính xác và hiệu quả.

3.5.3. Giáo trình

Thông qua điều tra, chúng tôi phát hiện giáo trình dạy tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài rất ít đề cập đến loại hình và cách sử dụng cụ thể câu điều kiện, đó không chỉ ảnh hƣởng đến quá trình học tập của sinh viên đối với hiện tƣợng ngữ pháp này, đồng thời cũng ảnh hƣởng đến sự coi trọng của giáo viên và sinh viên đến nội dung học tập này. Cho nên, giáo trình nên tăng thêm những thuyết minh ngữ pháp về cách sử dụng loại hình câu điều kiện, và khi thuyết minh cách sử dụng của câu điều kiện nên chú ý đến việc sử dụng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết từ một cách cụ thể. Có nhƣ vậy mới có thể giúp ngƣời nƣớc ngoài lý giải một cách cặn kẽ về câu điều kiện tiếng Việt. Đồng thời, khi thuyết minh ngôn ngữ nên nghiêng về thuyết minh quy tắc ngữ pháp và môt số điều kiện hạn chế khi khi sử dụng. Đó chính là những điểm cần nhấn mạnh để sinh viên hiểu. Sau đó, khi học đến một trình độ nhất định, giáo trình có thể quy nạp và tổng kết những cách sử dụng của câu điều kiện đã học, giúp cho sinh viên nắm vững và có hệ thống về hiện tƣợng ngữ pháp này.

3.6. TIỂU KẾT

Chƣơng 3 chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng câu điều kiện tiếng Việt đối với sinh viên Trung Quốc. Sau khi khảo sát và phân tích lỗi sai, chúng tôi có một vài kết luận sau:

1.Các lỗi sai chủ yếu sinh viên mắc phải là: lỗi sai thiếu từ, lỗi sai thừa từ và lỗi dùng sai từ.

2. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai chủ yếu bao gồm: 1. Sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ; 2. Khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2; 3. Giáo viên.

Sau khi phân tích và tìm ra nguyên nhân mắc lỗi sai, chúng tôi đã chỉ ra các biện pháp khắc phục bao gồm: 1. Khắc phục sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ, 2. về vấn đề giáo viên và cuối cùng là vấn đề sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

1. KẾT LUẬN

Luận văn của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát câu điều kiện “nếu A thì B” tiếng Việt và hình thức biểu đạt tƣơng đƣơng của tiếng Hán với ngữ liệu là tác phẩm “Báu vật của đời” bản gốc tiếng Trung và bản dịch tiếng Việt trên 3 phƣơng diện cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua phân tích các câu điều kiện không giống nhau trong các ngữ cảnh khác nhau tìm ra sự khác và giống nhau của 2 hình thức câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán, đồng thời đạt đƣợc mục đích hiểu sâu hơn về câu điều kiện tiếng Việt, từ đó có thể ứng dụng trong việc giảng dạy. Dƣới đây là kết luận của chúng tôi sau khi nghiên cứu:

1.Chủ ngữ trong 2 vế câu của câu điều kiện “nếu A thì B” của tiếng Việt không hạn chế tính đồng nhất, do đó đều xuất hiện các kiểu câu điều kiện chủ ngữ không đồng nhất và các câu điều kiện chủ ngữ đồng nhất, đồng thời còn tồn tại hiện tƣợng chủ ngữ bị tỉnh lƣợc. Về 2 điểm này, câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán có điểm tƣơng đồng, tuy nhiên về vị trí của chủ ngữ, vế điều kiện và vế chính của tiếng Hán có thể đứng trƣớc hay sau kết từ, còn trong tiếng Việt chủ ngữ của hai vế câu chỉ có thể đặt sau kết từ.

2. Về trật tự câu, vị trí của vế điều kiện và vế kết quả trong câu điều kiện “nếu A thì B” tiếng Việt tƣơng đối tự do. Vế điều kiện có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau vế kết quả và ngƣợc lại. Câu điều kiện tiếng Hán cũng tƣơng tự, câu điều kiện tiếng Việt và câu điều kiện tiếng Hán trong hầu hết các trƣờng hợp đều là vế điều kiện đứng trƣớc, vế kết quả đứng sau. Và nếu vế điều kiện đứng sau thƣờng đều biểu thị ý nghĩa cƣờng điệu hoặc giải thích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Câu điều kiện “nếu A thì B” trong tiếng Việt có thể diễn đạt tính giả thiết và tính điều kiện, phân tích từ góc độ ngữ nghĩa, quan hệ giữa hai vế câu bao gồm: quan hệ nhân quả, quan hệ suy luận, quan hệ hành động ngôn từ.

4. Chức năng ngữ dụng của câu điều kiện “ nếu A thì B” chủ yếu gồm: khuyên bảo, đe doạ, cảnh báo.

5. Sau quá trình khảo sát lỗi sai của sinh viên, chúng tôi đã đƣa ra các phân tích về nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên khi học câu điều kiện tiếng Việt chủ yếu bao gồm: 1. Sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ; 2. Khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2; 3. Giáo viên. Từ đó chúng tôi cũng đƣa ra đƣợc các hƣớng giải quyết và khắc phục.

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Luận văn của chúng tôi lấy ngữ liệu là câu điều kiện “nếu A thì B” trong tác phẩm “Báu vật của đời” bản dịch tiếng Việt và bản gốc tiếng Trung để tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu, do đó về mặt ngữ liệu còn chƣa phong phú, phạm vi nghiên cứu còn nhiều hạn chế, điều đó khiến cho các phát hiện mới của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu có thể không bao quát đƣợc toàn bộ tình hình nghiên cứu câu điều kiện. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi chỉ nghiên cứu mẫu câu điều kiện “nếu A thì B” mà không nghiên cứu đƣợc tất cả các mẫu câu điều kiện khác, nên không tránh khỏi các hạn chế.

Trong tƣơng lai, chúng tôi hy vọng những nhà nghiên cứu sau này có thể tiếp tục nghiên cứu câu điều kiện tiếng tiếng Việt với ngữ liệu phong phú hơn, không chỉ là ngữ liệu trong tác phẩm văn học, mà còn có thể lấy ngữ liệu khẩu ngữ và nhiều lĩnh vực khác. Hơn nữa còn có thể phân tích nhiều loại hình câu điều kiện. Chúng tôi cũng mong muốn thông qua đối chiếu hai ngôn ngữ Việt - Trung đa phƣơng hƣớng để phân tích triệt để những điểu giống và khác nhau về ngữ dụng, ngữ nghĩa và cú pháp của câu điều kiện, đồng thời có ứng dụng vào thực tế giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu điều kiện là một dạng câu phổ biến, có hình thức thể hiện và ngữ nghĩa (tƣờng minh, hàm ẩn) rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, nhiều khi chúng ta không chỉ nghiên cứu bản thân các câu điều kiện một cách cô lập mà phải xem xét chúng trong một ngữ cảnh cần thiết. Có nghĩa là chúng luôn luôn phải đặt cho bối cảnh phát ngôn. Muốn vậy, nhà nghiên cứu phải có nhiều ngữ liệu. Có nhƣ thế chúng ta mới phát hiện ra hết nét nghĩa cú pháp đa dạng của câu. Đó là tính ngữ dụng của vấn đề. Chúng tôi hy vọng sẽ có những công trình nghiên cứu dài hơi hơn về đề tài hóc búa nhƣng thú vị này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Diệp Quang Ban(1989, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

2.Diệp Quang Ban - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt (Sách dùng cho hệ Cao đẳng Sƣ phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội.

3.Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4.Diệp Quang Ban (2000) Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng

Việt trong nửa thế kỉ qua. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9/2000.

5.Phạm Văn Các (chủ biên) (2002), Từ điển Hán-Việt, NXB TP HCM. 6.Nguyễn Tài Cẩn (1999) , Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHQG HN.

7.Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-từ ghép-đoản ngữ), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8.Nguyễn Hồng Cổn(2008), Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: chủ - vị hay đề thuyết, Bài viết cho HNKH về Việt Nam học tổ chức tại Hà Nội,

http://ngonnguhoc.org

9.Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10.Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

11.Cao Xuân Hạo ( chủ biên)(2003), Câu trong tiếng Việt,Q1 , NXB Giáo dục, Hà Nội

12.Cao Xuân Hạo, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 2), Ngữ đoạn và

Từ loại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

13.Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt - Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14.Lê Thị Minh Hằng (2004), Một đề nghị phân loại câu điệu kiện tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ,số 2.

15.Lê Thị Minh Hằng(2005), Câu điều kiện trong tiếng Việt ( có so sánh với tiếng Nhật), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

16.Trần Đình Hiến (2007) ,Báu vật của đời, NXB Văn Nghệ TP HCM 17.Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu , NXB Giáo dục, Hà

Nội.

18.Hồ Lê, Cú pháp tiếng Việt, Q2, Cú pháp cơ sở, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

19.Ngô Thị Minh (2001), Một số phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong câu phép tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHQG Hà Nội. 20.Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 21.Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - câu, NXB Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

22.Nguyễn Anh Quế (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 23.Nguyễn Anh Quế (1988) Hư từ trong tiếng Việthiện đại, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội.

24.Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

25.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng

Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

26.Bùi Mịnh Toán, Lê A, ĐỗViệt Hùng (2007), Tiếng Việt Thực Hành, NXB Giáo dục

27.Vũ Văn Thi (1996), Tiếng Việt cơ sở, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 28.Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 1,NXB Khoa học xã hội, Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29.Phạm Văn Tình (1988), Câu và hiện tượng tách câu đơn trong văn bản tiếng Việt, trong "Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tiếng Hán 30.陈昌来(2003). 现代汉语语义平面问题研究.学林出版社, 31.陈昌来(2000). 现代汉语句子.华东师范大学出版社, 32.范晓(1996) .三个平面的语法观.北京语言文化大学出版社。 33.胡裕树主编(1987).现代汉语.上海教育出版社。 34.黄成稳(1990).复句.人民教育出版社。 35.黎锦熙,刘世儒(1962).汉语语法教材.商务印书馆。 36.黎锦熙(1924).新著国语文法.商务印书馆。 37.林杏光(1986).复句与表达.中国物资出版社。 38.吕叔湘(1979).汉语语法分析问题.商务印书馆。 39.吕叔湘(1956).中国文法要略.商务印书馆。 40.吕叔湘,马庆株(1999).语法研究入门.商务印书馆。 41.马真.简明实用汉语语法(修订本)(1988).北京大学出版社。 42.孙洪花(2009). 汉韩条件句对比. 延边大学硕士学位论文。 43.孟田编著(1981).关联词语例释.黑龙江人民出版社。 44.倪宝之,张宗正(1956).实用汉语语法.福建人民出版社。 45.王维贤,张学成等(1994).现代汉语复句新解.华东师范大学出版 社。 46.王细(1985).复句、句群、篇章.陕西人民出版社。 47.王力(2000).中国现代语法.北京:商务印书馆。 48.温锁林.现代汉语语用平面研究(2001).北京图书馆出版社。

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49.邢福义(2001).汉语复句研究.商务印书馆。 50.邢福义(2002).汉语语法三百问,商务印书馆。 51.邢福义.汉语语法学(1997).东北师范大学出版社 52.邢福义.复句的分类(1987).中国社会科学院语言研究所现代汉语 研究室编.语文出版社。 53.邢福义(1985).复句与关系词语.黑龙江人民出版社。 54.徐静(2006). 俄汉条件复句及相关复句的对比研究. 辽宁师范大学 硕士研究生学位论文。 55.赵恩芳,唐雪凝著.现代汉语复句研究(1998).山东教育出版社。 56.朱德熙(1982).语法讲义.商务印书馆。

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. (1)Bảng các kiểu câu điều kiện trong tác phẩm "Báu vật của đời"

Nếu A thì B

1.Có điều, nếu cho tôi về thật thì tôi cũng không về, trừ phi em đi cùng tôi! 2.Nếu nhƣ tôi chuyển nét mặt từ nhăn nhó sang giận dữ hoặc nghiêm nghị, nếu nhƣ tôi mọc thêm đôi cánh, thì tôi là thiên sứ.

3. Mẹ chồng em có lần bảo, nếu sinh con trai thì đặt tên là Cún, Tám Cún!

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)