Điểm khác nhau

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 51)

1. 4 TIỂU KẾT

2.3.3.2 Điểm khác nhau

+ Về trật tự chủ ngữ của vế điều kiện

Trong phạm vi khảo sát của đề tài là các câu điều kiện trong tác phẩm "Báu vật của đời", các câu điều kiện tiếng Việt đều có chung một đặc điểm là chủ ngữ đứng sau kết từ, không có trƣờng hợp nào chủ ngữ đứng trƣớc kết từ. Nhƣng trong tác phẩm "Báu vật của đời" bản tiếng Hán, hiện tƣợng kết từ đứng trƣớc chủ ngữ có xuất hiện với số lƣợng không ít. Nhƣ vậy có thể kết luận, vị trí của kết từ với chủ ngữ là một đặc điểm khác nhau giữa câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán

Ví dụ: Câu (44) Nếu anh làm chuyện ấy là không phải với trời đất, không phải với em! Câu này nguyên văn tiếng Hán là 我要做了那件事, 就伤 了天理, 更伤了你!Chủ ngữ “我”thì để trƣớc kết từ“要”, nhƣ câu này, kết từ cũng có thể để trƣớc chủ ngữ, có thể nói “要是我做了那件事,就伤了天理 ,更伤了你”, nhƣng bản tiếng Việt của câu này thì không thể nói thành “Anh nếu làm chuyện ấy là không phải với trời đất,không phải với em!”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ

(45). - Nếu anh làm chuyện ấy là không phải với trời đất,không phải với em!

(45). 我要做了那件事,就伤了天 理,更伤了你!

(46). Nếu tôi định lấy cô thì tôi cần gì cô còn trinh hay không?

(46). 其实,我要真想娶你,还会 在乎你是不是处女吗?

(47). Nếu mệnh yểu thì Hoa Đà, Biển Thƣớc sống lại cũng không cứu nổi nó. Cháu đi đi, đừng làm ngoại rầu ruột?

(47). 他要命小呢,华陀扁鹊转了 世,也救不活他。你快点走,别惹 我心烦

(48). Nếu lão không phải là chồng dì em thì tôi đã vặt đứt con c. của lão.

(48). 他要不是你姑夫,我拔了他 的鸡巴!

(49). Mẹ ơi, nếu con có làm chuyện gì đó thì mẹ đừng có mắng đấy nhé!..

(49). 娘,我要是做出什么事来, 您可别骂我……

(50). Nếu cụ muốn ở lại Trung Quốc thì chúng tôi coi cụ nhƣ cha, chúng tôi ăn gì cụ ăn nấy.

(50). 您要不愿回来,我们就把您 当爹养着,有我们吃的,就有您吃 的

(51). Lai Đệ, con có chín chị em, con là lớn, nếu xảy ra chuyện gì thì biết dựa vào ai?

(51). 来弟呀,你们姊妹九人,你 是老大,你要是出点什么事,娘就 没有指靠了。

(52). Sang năm nếu Hàn Vẹt này không biếu dì một đôi vẹt trắng thì không phải là con dì!

(52). 明年,我鹦鹉韩要不送一对 白鹦鹉给您,我就不是您养的!

(53). Nếu con còn là con của mẹ thì nên đi tìm cô ấy mẹ không cần một con trai không bao giờ khôn lớn, mẹ muốn có một Tƣ Mã Khố, một Hàn Chim, dám nói dám làm, dám gây ra tai họa, mẹ muốn có một thằng con trai khi đái thì đái đứng. (53). 你给我有点出息吧,你要是 我的儿子,就去找她,我已经不需 要一个永远长不大的儿子,我要的 是像司马库一样、像鸟儿韩一样能 给我闯出祸来的敢说敢做的儿子, 我要一个真正站着撒尿的男人!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những câu trên đây là những câu là chủ ngữ đứng trƣớc kết từ của câu điều kiện tiếng Hán mà bản tiếng Việt đối ứng là kết từ đứng trƣớc chủ ngữ.

+ Về chủ ngữ của hai vế câu

Trong những câu điều kiên "nếu A thì B" tiếng Việt và những câu điều kiện tiếng Hán đối ứng, chủ ngữ của hai vế câu có giống nhau hay không cũng tƣơng đối đối ứng, tức là câu điều kiện bản gốc tiếng Hán nếu là có chủ ngữ hai vế câu giống nhau, thì tƣơng đƣơng bản dịch tiếng Việt thì cũng có chủ ngữ hai vế câu giống nhau. Nhƣng mà có 2 câu ngoại lệ nhƣ sau:

(54). Mẹ bảo, Đỗ Câm là ngƣời tốt, năm xƣa Sa Tảo Hoa ngã xuống sông, nếu không đƣợc Đỗ Câm cứu thì chắc chắn chết đuối.

(54). 母亲说,杜哑巴是个好人, 那年沙枣花掉到河里,不是杜哑巴 下去救非淹死不可。

Chủ ngữ của vế điều kiện bản tiếng Hán không giống nhau, chủ ngữ của câu điều kiện là 杜哑巴 ( Đỗ Câm), chủ ngữ của vế chính là 沙枣花 (Sa Tảo Hoa), mà chủ ngữ của vế điều kiện bản tiếng Việt là giống nhau, chủ ngữ của vế điều kiện và chủ ngữ của vế chính đều là Sa Tảo Hoa.

(55). Tôi cảnh cáo bác, nếu bác tiến lên một bƣớc là tôi không khách khí đâu đấy?

(55). 大嫂,我警告您,如果您再 前进一步,就别怪我不客气了。 Chủ ngữ của vế điều kiện bản tiếng Hán giống nhau, chủ ngữ của vế điều kiện và chủ ngữ của vế chính đều là 您 (bác), ngƣợc lại chủ ngữ của vế điều kiện bản tiếng Việt là không giống nhau, chủ ngữ của vế điều kiện "nếu bác tiến lên một bƣớc là "bác",và chủ ngữ của vế chính " tôi không khách khí đâu đấy? là "tôi".

+ Về sự giản lược chủ ngữ của vế câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ ngữ của vế câu, nhƣng mà thông qua sự phân tích của chúng ta, thì thầy rằng sự tình hình giản lƣợc chủ ngữ của câu điều kiện tiếng Hán thì phố biến hơn tiếng Việt. Trong những câu ví dụ sau, là những Việt đối ứng chỉ giản lƣợc một chủ ngữ.

(56). Nếu nghe lời chúng còn nhỏ hơn. (56). 如果听话,能裹得更小。 (57). Nếu liềm hái bị mẻ, bị quắn hoặc

gãy thì cứ đem đến sửa không lấy tiền hoặc đổi cái khác.

(57).. 如有崩刃、卷刃、断裂,包 修包换。

(58). Nếu ông tin tôi thì đi tìm phân trâu tƣơi mà làm đi. Nếu không tin thì tìm thầy khác mà chữa!

(58). 如果信得过我,就去找稀牛 屎,信不过我,就另请高明。

Trong câu (56), câu điều kiện tiếng Hán bị giản lƣợc 2 chủ ngữ của vế câu, nhƣng câu điều kiện tiếng Việt đối ứng thì thêm một chủ ngữ của vế chính "chúng" cho ý nghĩa rõ ràng. Trong câu (57), câu điều kiện tiếng Hán bị giản lƣợc 2 chủ ngữ của vế câu, tuy vậy câu điều kiện tiếng Việt đối ứng thì thêm một chủ ngữ của vế điều kiện "Liềm hái" cho ý nghĩa rõ rằng. Trong câu (58) cũng có hiện tƣợng tƣơng tự, câu tiếng Việt thêm một chủ ngữ "ông" của vế điều kiện cho rõ ràng.

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)