ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN “NẾ UA THÌ B”

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 31)

1. 4 TIỂU KẾT

2.2. ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN “NẾ UA THÌ B”

TIẾNG VIỆT TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”

Chu Đức Hy đã chỉ ra “mục đích cuối cùng của nghiên cứu ngữ pháp là tìm hiểu rõ quan hệ đối ứng giữa hình thức và ý nghĩa ngữ pháp.” Để đạt đƣợc mục tiêu này, có thế xuất phát từ hình thức hoặc xuất phát từ ý nghĩa để tiến hành nghiên cứu. Chƣơng này chúng tôi sẽ chú trọng nghiên cứu đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các câu điều kiện “nếu A thì B” xuất hiện trong tác phẩm “Báu vật của đời”.

Trong quá trình tìm hiểu và phân tích cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Viêt, chúng tôi thấy quan điểm tƣơng đối mới của Nguyễn Hồng Cổn về việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt, ông chỉ ra “Trong Việt ngữ học hiện đang tồn tại hai quan niệm bất đồng về việc phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt: phân tích theo quan hệ chủ-vị hay phân tích theo quan hệ đề - thuyết. Sự bất đồng này kéo theo những hệ lụy nhất định, gây khó khăn cho việc việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ và như một ngoại ngữ.” Và trong kết luận của mình ông đƣa ra quan điểm riêng của mình nhƣ sau “Tóm lại, khác với hai quan niệm phân tích cấu trúc chủ-vị và cấu trúc đề-thuyết đối lập nhau, xuất phát từ quan điểm cấu trúc-chức năng, chúng tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho rằng cần phân biệt trong tiếng Việt hai kiểu cấu trúc cú pháp của hai đơn vị khác biệt nhau về mặt cấu trúc-chức năng: Cấu trúc chủ-vị là cấu trúc của cú hay mệnh đề (clause), đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là biểu hiện các sự tình, gắn với chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Còn cấu trúc đề-thuyết là cấu trúc cú pháp của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyền đạt một thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Hai kiểu cấu trúc này nên được coi là bổ sung cho nhau chứ không loại trừ nhau trong hệ thống cú pháp tiếng Việt. Theo hướng tiếp cận này, việc phân tích cú pháp tiếng Việt đáp ứng được sự thỏa đáng trên cả hai phương diện loại hình và phổ niệm ngôn ngữ.

Từ những quan điểm đã đƣợc phân tích rất cụ thể trong bài viết của ông, chúng tôi cũng hết sức đồng tình, và xét thấy câu điều kiện “nếu A, thì B” của tiếng Việt nếu đi theo hƣớng phân tích cú pháp “chủ-vị” thì sẽ đạt đƣợc kết quả cao hơn. Sau đây là một số phân tích cụ thể của chúng tôi:

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)