1. 4 TIỂU KẾT
2.1.1 Giới thiệu tác phẩm “Báu vật của đời”
Báu vật của đời (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ, phì đồn - tức Vú to, mông nẩy) khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nƣớc Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thƣợng Quan. Tác giả là Mạc Ngôn. Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Do Cách mạng Văn hóa, ông phải nghỉ học khi đang học dở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Năm 1976, ông nhập ngũ. Năm 1984, trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Bắc Kinh. Năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mƣu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nhà văn Mạc Ngôn từng đƣợc thế giới biết đến qua tác phẩm “Cao lƣơng đỏ”. Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trƣơng Nghệ Mƣu chuyển thể từ tác phẩm này đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Canner năm 1994.
Truyện dài “Báu vật của đời” (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn) đƣợc xuất bản vào tháng 9 năm 1995 và ngay trong năm ấy tác phẩm này đƣợc trao giải thƣởng cao nhất về truyện. Tác phẩm đó đã nhanh chóng trở thành một hiện tƣợng. [16]
“Báu vật của đời” khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nƣớc Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thƣợng Quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ những số phận khác nhau, lịch sử đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ, tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật của tác phẩm. Có nhiều con đƣờng để cảm thụ tác phẩm văn chƣơng, vì vậy trƣớc một hiện trƣợng văn học xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau âu cũng là điều bình thƣờng, thậm chí còn làm phong phú thêm đời sống văn học.
Tác phẩm đƣợc chuyển sang tiếng Việt với chất lƣợng tốt, giữ đƣợc đầy đủ tinh thần văn bản nhờ tay dịch lão luyện, tinh tế của dịch giả Trần Đình Hiến, ngƣời đã có gần 50 năm gắn bó với các tác phẩm văn học Trung Hoa. Qua bản dịch của ông, những “Cống long tu” (Lão xá), “Gieo mầm tình yêu” (Từ Hoài Trung) của những năm 60, đến những Khát vọng (Trịnh Vạn Long và Lý Hiểu Minh), “Cây hợp hoan” (Trƣơng Hiền Lƣợng) của những năm 90 đã đến với độc giả Việt Nam đầy đủ, trọn vẹn. Đó là chƣa kể hàng ngàn trang dịch khác chƣa đƣợc xuất bản, trong đó có hai tập “Cao lƣơng đỏ” mà ông dịch từ năm 1993 chỉ do ham thích chứ không từ yêu cầu xuất bản.