1. 4 TIỂU KẾT
3.2 PHÂN TÍCH VÀ THỐNG KÊ NGỮ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TẾ
Để tiến hành khảo sát, chúng tôi đã soạn thảo ra phiếu điều tra, phiếu điều tra của chúng tôi đƣợc thiết kế với 3 loại bài tập, loại bài tập thứ nhất là bài lựa chọn đáp án đúng, loại bài tập thứ 2 là phán đoán đúng sai, loại bài tập thứ 3 là loại bài tập dịch, yêu cầu sinh viên dùng những từ cho sẵn để dịch sang tiếng Việt.
Để tránh những điều có thể gây nhầm lẫn cho sinh viên khi làm bài, chúng tôi đã bám sát từ ngữ bộ giáo trình tiếng Việt sinh viên đang theo học, đồng thời đƣa ra những tình huống gần với cuộc sống và học tập của sinh viên, điều này có lợi cho sinh viên phán đoán. Ngoài ra, đối với những sinh viên có trình độ sơ cấp, chúng tôi có chú thích bằng tiếng Hán những từ ngữ khó để sinh viên có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt đƣợc.
Để phân chia các cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, chúng tôi chia thành các năm học nhƣ sau: Sơ cấp: từ cuối năm thứ nhất đến giữa năm thứ 2; Trung cấp: cuối năm thứ 2 đến giữa năm thứ 3; Cao cấp: cuối năm thứ 3 đến giữa năm thứ 4. Ngày 18.06.2011 chúng tôi bắt đầu phát phiếu điều tra cho sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 trƣờng Đại học Dân tộc Quảng Tây và Học viện Sƣ phạm Quảng Tây. Sinh viên ngồi ngay tại lớp sau giờ học để hoàn thành phiếu điều tra. Chúng tôi đã phát đi 100 phiếu điều tra và thu về 82 phiếu, tỷ lệ 82%, trong đó có 82 phiếu hợp lệ, chiếm 100%.
Bảng 3.1 Tình hình thu thập phiếu điều tra cụ thể nhƣ sau:
Tên trƣờng Sơ cấp Trung Cấp Cao cấp Tổng
ĐH Dân tộc QT 15 11 11 37 Học viện Sƣ phạm QT 23 9 13 45 Tổng 38 20 24 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dƣới đây chúng tôi sẽ liệt kê tỷ lệ sai của sinh viên ở mỗi loại bài, thống kê này sẽ giúp ích cho chúng tôi hiểu thêm về quá trình học câu điều kiện tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.
Loại bài tập thứ nhất là bài tập chọn đáp án đúng, tổng cộng có 7 câu, chủ yếu khảo sát khả năng phân biệt các mẫu câu điều kiện của sinh viên.
Câu (1), câu (3) và câu (7) khảo sát khả năng phân biệt các cặp từ “nếu..., thì...”, “chỉ có..., mới....” và “chỉ cần..., thì...”, tỷ lệ sai nhƣ sau:
Bảng 3.2 Tỷ lệ sai của kiểu câu có cặp từ “nếu..., thì...”, “chỉ có..., mới....” và “chỉ cần..., thì...”:
Kiểu câu Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
Nếu...thì 15% 8% 0% Chỉ có..., mới.... 36% 29% 7% Chỉ cần....,thì... 22% 15% 1%
Qua kết quả thống kê có thể thấy, sinh viên Trung Quốc nhận biết cặp liên từ “nếu...., thì...” tƣơng đối tốt, tỷ lệ lỗi sai thấp nhất, cặp liên từ “ chỉ cần...., thì...” tỷ lệ sai ở mức trung bình, cặp liên từ “chỉ có..., mới....” sinh viên phạm nhiều lỗi sai nhất. Càng ở cấp học cao hơn, sinh viên càng ít phạm lỗi hơn.
Câu (2) khảo sát lỗi sai của sinh viên đối với cặp liên từ “cho dù..., đều....”, “dù rằng...., vẫn....”, tỷ lệ sinh viên mắc lỗi sai nhƣ sau:
Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc lỗi sai của cặp từ “ Cho dù.., đều” và “ dù rằng..., vẫn....”
Kiểu câu Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua thống kê cho thấy, sinh viên trình độ sơ cấp rất dễ nhầm giữa “dù...., đều” và “cho dù..., vẫn...”, lên các trình độ cao hơn thì tỷ lệ sai giảm rõ rệt. Điều này chứng minh, sự lẫn lộn nghĩa giữa các từ giống nhau làm cho sinh viên có trình độ sơ cấp rất dễ mắc lỗi sai, lên các cấp cao hơn, khả năng lý giải và phán đoán của sinh viên đã dần đƣợc hoàn thiện nên sinh viên ít mắc lỗi sai hơn.
Câu (5), (5), (6) khảo sát các cặp liên từ đúng: “chỉ có..., không thì...”, “cho dù..., đều....”, lỗi sai của sinh viên mắc phải nhƣ sau:
Bảng 3.4 Tỷ lệ mắc lỗi sai của cặp liên từ “chỉ có..., không thì...”, “cho dù..., đều....”
Kiểu câu Sơ cấp Trung cấp cao cấp
Chỉ có..., không thì 40% 23% 10% Cho dù.., đều... 6% 0% 0% Dù cho..., vẫn... 60% 52% 20%
Qua kết quả thống kê cho thấy, đối với các cặp liên từ, dù khó hay dễ, sinh viên có trình độ càng cao, sẽ mắc phải càng ít lỗi, tỷ lệ lỗi sai trong từng câu cũng phụ thuộc vào độ khó lý giải của các cặp liên từ tƣơng ứng.
Bài tập thứ 2 là bài tập phán đoán đúng sai, tất cả có 20 câu, chủ yếu khảo sát thực tế nắm bắt kết cấu câu điều kiện tiếng Việt. Các lỗi sai đƣợc thiết kế chủ yếu là lỗi sai về thiếu từ liên kết, từ liên kết không chính xác, thiếu phó từ, thừa từ liên kết, sai trật tự câu....Thông qua thống kê các lỗi sai của sinh viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp thƣờng gặp chúng tôi liệt kê nhƣ sau:
Bảng 3.5 Bảng thống kê lỗi sai của bài tập 2 trong phiếu điều tra
Kiểu câu Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
Chỉ cần...., thì.... 45% 40% 27% Chỉ có..., mới 33% 32% 25% Trừ phi..., mới 50% 52% 35% Cho dù..., cũng/vẫn.. 42% 35% 42%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi thiết kế câu loại bài tập phán đoán đúng sai, mục đích của chúng tôi chủ yếu là khảo sát năng lực ngữ pháp, do đó nó sẽ khó hơn loại bài tập 1. Bảng thống kê trên cũng cho thấy rõ điều đó. “Chỉ cần..., thì...” và “chỉ có..., mới....” là 2 loại câu sinh viên có tình độ cao ít mắc phải lỗi sai hơn, tỷ lệ lỗi sai giảm dần, điều này chứng minh ngữ nghĩa của 2 cặp này là tƣơng đối dễ nắm bắt. Còn đối với cặp từ “trừ phi..., mới....”, “ “cho dù..., cũng/vẫn...”, sinh viên có trình độ cao vẫn có thể nhầm lẫn, nguyên nhân có thể là do sinh viên mặc dù đã có kiến thức cơ sở về ngữ nghĩa và kết cấu, nhƣng việc nắm bắt các vị trí, tỉnh lƣợc, ngữ dụng còn hạn chế, do vậy tỷ lệ mắc lỗi sai vẫn tƣơng đối cao.
Loại bài tập thứ 3 là loại bài tập dịch dùng những từ cho sẵn, tất cả có 10 câu, trong đó “chỉ cần” và “chỉ có” có 2 câu, “cho dù, dù, dù sao” và “trừ phi” có 3 câu, chủ yếu khảo sát sinh viên khả năng hiểu tổng thể và chuyển sang tiếng Việt của sinh viên. Do bài này kết quả thu đƣợc là 1 câu hoàn chỉnh, cho nên chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở mục sau.