Khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 66)

1. 4 TIỂU KẾT

3.4.2. Khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2

Sinh viên trong quá trình học tiếng Việt thƣờng vận dụng một cách học của riêng mình để việc học tập của mình đạt hiệu quả cao nhất. Có lúc sẽ tự tổng kết ra một quy luật nào đó, hoặc áp dụng một cách máy móc quy tắc nào đó vào một trƣờng hợp mới và cao hơn. Cái gọi là khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2 chính là đƣa những quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ thứ 2, nhƣng những quy tắc đó còn chƣa đầy đủ hoặc mức độ hiểu biết của ngƣời học về quy tắc đó còn có hạn, hoặc sử dụng những quy luật câu đặc biệt vào trƣờng hợp sử dụng thông thƣờng. Lỗi sai này thƣờng xuất hiện khi ngƣời học không hiểu kỹ hoặc không tìm ra đƣợc điểm tƣơng đồng với tiếng mẹ đẻ. Thông thƣờng, lỗi gặp do bị ảnh hƣởng bởi tiếng mẹ đẻ thƣờng xuất hiện vào thời gian đầu của quá trình học, tuy nhiên lỗi tự khái quát nêu trên thƣờng xuất hiện ở giai đoạn sinh viên có trình độ cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ trong tiếng Việt, từ “và” và “hoặc là” trong một số trƣờng hợp rất dễ xảy ra nhầm lẫn nếu sinh viên mắc lỗi tự khái quát. Ví dụ trong câu “ Cho dù là gia cảnh, học lực và tiền lƣơng, đều có sự khác biệt rất lớn”, sinh viên khi học tiếng Việt đều đƣợc học khi biểu thị sự liệt kê thì thƣờng dùng liên từ “và” ví dụ nhƣ “mỳ và cơm tôi đều thích ăn”. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp sinh viên không thể ý thức đƣợc rằng câu ví dụ trên có hàm nghĩa quan hệ lựa chọn, do đó nên dùng liên từ biểu thị quan hệ lựa chọn “hoặc là”. Lỗi sai này xuất phát từ quá trình sinh viên tự khái quát ra quy luật, nếu cứ thấy biểu hiện sự liệt kê thì dùng liên từ “và”.

Trong quá trình học câu điều kiện tiếng Việt, sinh viên học quy tắc đổi vế chính và phụ, đồng thời cũng đã đƣợc học trong câu điều kiện, liên từ và phó từ thƣờng xuất hiện đồng thời, do đó thƣờng tạo ra những câu mắc những lỗi sai nhƣ sau: “Bố thì sẽ mua cho con, chỉ cần con học thật tốt”. Nguyên nhân gây ra lỗi sai này chính là vì sinh viên đã không để ý đến một quy tắc đặc biệt trong trƣờng hợp đảo vế chính phụ của câu điều kiện, đó chính là phân câu trƣớc không đƣợc sử dụng phó từ.

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 66)