1. 4 TIỂU KẾT
2.3.3.1 Điểm giống nhau
+ Về trật tự hai vế câu của câu điều kiện
Thông qua so sánh khảo sát ngữ liệu hai thứ tiếng, chúng ta có thể thấy rằng, đa phần câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán đều có trật tự thuận (A trƣớc B sau). Trong 130 câu ngữ liệu chúng tôi đã khảo sát, chỉ có 2 câu là vế điều kiện đứng sau vế chính, đó là:
(42). Ánh mắt họ chợt lóe lên, có ngƣời chớp một cái, ngƣời hai cái, ngƣời ba cái, ngƣời bốn năm cái, ngƣời nhiều nhất không quá chín cái Những ánh mắt lạ lùng đó là do sự có mặt của chị Lai Đệ, nếu nhƣ chị đúng nhƣ lời chính ủy Tƣởng, là một nửa của Sa Nguyệt Lƣợng trong công tác chỉ huy bộ đội.
(42). 他们的眼睛,突然间都闪烁了 几下,有的两下,有的三下,有的 五七下,最多的不超过九下。这些 闪烁着鬼火的眼神,应该是因为上 官来弟而发,如果她真的如蒋政委 所说,是沙旅的半个掌柜的话。
(43). Cậu phải giữ mồm giữ miệng không đƣợc khai là ngủ với cô ta, nếu nhƣ cậu còn sống sau trận lũ này!
(43). 我看到了,她的尸体已经漂走 了,你的罪证已消灭,你咬住牙 关,否认和她有过性关系──如果这 场洪水不把我们淹死的话。
Cho nên chúng ta có thể kết luận là về trật tự hai vế câu của câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau về điểm này: đa số là trật tự thuận (A trƣớc B sau) .
+ Về chủ ngữ của vế câu
Trong câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán, đều có hiện tƣợng nhƣ sau: nếu động tác của vế điều kiện và vế chính có tính liên tục và chủ ngữ vế điều kiện và vế chính là giống nhau, thì thƣờng chủ ngữ chỉ xuất hiện ở vế điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiện, mà chủ ngữ vế chính thì bị giản lƣợc, quan hệ hai vế câu của loại câu này thƣờng là quan hệ nhân quả. Ví dụ
(44). - Nếu anh làm chuyện ấy là không phải với trời đất,không phải với em!
(44). 我要做了那件事,就伤了天理,更 伤了你!
Trong câu (44), bản tiếng Việt và bản tiếng Hán đều là giản lƣợc chủ ngữ của vế chính, tuy vế điều kiện và vế chính có một chủ ngữ giống nhau, nhƣng nội dung của vế điều kiện và vế chính có tính liên tục chặt chẽ, cho nên tuy là chủ ngữ của vế chính đã bị giản lƣợc, nhƣng mà độc giả vẫn có thể thông qua vế điều kiện biết vế chính đang nói về ai.