Quan hệ ngữ nghĩa của hai mệnh đề trong nhóm câu điều kiện “nếu

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 41)

1. 4 TIỂU KẾT

2.2.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa của hai mệnh đề trong nhóm câu điều kiện “nếu

Quan hệ giữa hai mệnh đề trong các phát ngôn điều kiện có vai trò hết sức quan trọng đối với sự biểu đạt điều kiện. Trong bài "Quan hệ giữa hai mệnh đề trong câu điều kiện tiếng Việt" của Nguyễn Khánh Hà (Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội)

A. Quan hệ nhân quả

Quan hệ nhân quả trong câu điều kiện thƣờng một mệnh đề là nguyên nhân , một mệnh đề thì đƣa ra kết luận, nguyên nhân và kết quả là sự thực khách quan. Loại câu điều kiện này bao gồm mệnh đề nguyên nhân và mệnh đề kết quả, trật tự 2 mệnh đề này thƣờng là cái đi trƣớc là nguyên nhân kéo theo sự xuất hiện của cái đi sau. Ví dụ:

(24) Công bằng mà nói, nếu nhƣ trƣớc đó tin tức mà họ nhận đƣợc là chính xác, thì trận đánh bằng phân và nƣớc tiểu chắc chắn là thắng.

(25) Nếu nhƣ rau dại không mọc kịp thời, thì quá nửa ngƣời dân trong thôn đã chết đói.

Ở câu (24), trƣớc đó “tin tức mà họ nhận đƣợc” là chính xác, là nguyên nhân dẫn đến kết quả là “trận đánh bằng phân và nƣớc tiểu chắc chắn là thắng”. Ở câu (25) thì “rau dại không mọc kịp thời” là nguyên nhân kéo theo hậu quả là “nửa ngƣời dân trong thôn đã chết đói”.

Trong câu điều kiện có quan hệ nhân quả, nếu những sự việc hay trạng thái trong mệnh đề nguyên nhân đƣợc thực hiện, sẽ là đủ cho việc thực hiện sự việc hay trạng thái sự tình đƣợc miêu tả ở mệnh đề kết quả. Tóm lại trong loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

câu này mệnh đề điều kiện đƣa lên một giả định dóng vai trò nguyên nhân, mệnh đề chính trình bày hệ quả nảy ra từ nguyên nhân đó .

B. Quan hệ suy luận

Quan hệ nhân quả có thể phân chia thành chứng minh nhân quả và suy luận nhân quả. Một mệnh đề của câu phức chứng minh nhân quả nói rõ nguyên nhân, mệnh đề khác nói rõ kết quả do nguyên nhân đó sản sinh ra, nguyên nhân và kết quả là sự thực khách quan. Mà mệnh đề đầu của câu điều kiện suy luận nhân quả đƣa một căn cứ hoặc tiền dề, mệnh đề sau từ đó mà đƣa ra kết luận, kết luận là phán xét chủ quan, không nhất dịnh phải là sự thật. Quan hệ giữa hai mệnh đề ở đây là: mệnh đề điều kiện trình bày một giả thuyết, còn mệnh đề chính trình bày kết luận về giả thuyết đó. mệnh đề điều kiện là kết quả, còn mệnh đề chính biểu thị nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. đây là một phƣơng thức suy luận: từ kết quả suy ra nguyên nhân. quan hệ suy luận chủ yếu diễn ra trong thế giới tinh thần của ngƣời nói.

(26) Nếu con mắc tội thì có nghĩa là số phận con phải tội đó. Trong câu (26), mệnh đề điều kiện là kết quả, còn mệnh đề chính biểu thị nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. Đây là một phƣơng thức suy luận: từ kết quả suy ra nguyên nhân. Tức là "con mắc tội" là kết quả, mà mệnh đề chính biểu thị nguyên nhân dẫn đến kết quả "con mắc tội" là “số phận con phải tội đó”.

C. Quan hệ hành động ngôn từ

Nguyễn Khánh Hà định nghĩa quan hệ điều kiện - hành động là: " là quan hệ có thể coi là quan hệ nhân quả nhƣng ở cấp độ hành động ngôn từ. Mệnh đề điều kiện tạo ra một không gian giả định để biểu đạt một sự tình , một lý lẽ.... xem là điều kiện đầy đủ cho phép ngƣời nói thực hiện hành động ngôn từ đƣợc biểu đạt trong mệnh đề chính."[12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ngữ liệu khảo sát của chúng ta, có mấy câu điều kiện có quan hệ hành động ngôn từ nhƣ sau:

(27). Nếu là màn trình diễn nghệ thuật thì ngƣời đàn ông bị thƣơng sẽ phản đối bằng những lời lẽ lạnh nhạt rồi căm phẫn mà bỏ đi.

(28). Nếu ông không chê thì xin mời thứ này.

Nhƣ câu trên, không gian giả định "là màn trình diễn nghệ thuật" trong câu (27) là điều kiện đầy đủ yêu cầu của vế chính" ngƣời đàn ông bị thƣơng sẽ phản đối bằng những lời lẽ lạnh nhạt rồi căm phẫn mà bỏ đi." hành động ngôn từ của câu (28) "xin mời thứ này" đƣợc thực hiện trên cơ sở không gian điều kiên"Nếu ông không chê ".

Một phần của tài liệu khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)