Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởngthức. Đầu lưỡi vì sao lại có thể phân biệt được hương vị? Bí mật là ở chỗ, trên mặt lưỡi có các "đài".
Đài là cơ quan cảm giác hương vị, nằm ở các núm mọc trên lưỡi và phân bố dưới lưỡi, yết hầu, hàm ếch trong khoang miệng.Đài lưỡi phát triển nhất ở thời kỳ trẻ em, sau đó dần dần giảm đi, đến tuổi già thì giảm gần hết. Chính vì vậy, cho trẻ em uống thuốc rất khó. Người lớn uống thuốc cảm thấy đắng ít, nhưng trẻ em vừa bỏ vào miệng đã khóc ngay.
Đài lưỡi có kết cấu hình bầu dục. Mặt ngoài của nó có một lớp tế bào bao phủ, bên dưới là những tế bào vị giác nhỏ, đầu cuốicủa chúng có lông xơ, gọi là lông vị giác. Đầu dây thần kinh bao bọc chung quanh tế bào vị giác, giống như dây điện, truyền hưng phấn lên trung khu vị giác của đại não.
Thông qua vị giác mà đại cảm thụ được, có thể chia đài thành bốn loại: ngọt, chua, đắng, mặn. Những hương vị khác như chát, cay... đều do bốn loại vị trên tổng hợp mà thành. Những đài cảm nhận vị ngọt phân bố khá nhiều trên đầu lưỡi; đài cảm thụ vị chua phân bố hai bên nửa sau của lưỡi; đài cảm nhận vị đắng tập trung ở mặt trên cuống lưỡi; còn những đài cảm nhận vị mặn nằm hai bên nửa trước của mặt lưỡi và đầu lưỡi.
Ngoài các đài ra, lưỡi và khoang miệng còn có một lượng lớn các cơ quan xúc giác, cảm nhận nhiệt độ, ở thần kinh trung khu những cảm giác này được tổng hợp lại. Vị giác, xúc giác kết hợp với khứu giác sẽ sản sinh ra những cảm giác phức hợp rất đa dạng.