Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống. Nhưng việc tiêm thuốc lại khiến bệnh nhân bị đau.Đặc biệt là trẻ em khi thấy y tá chuẩn bị tiêm rất căng thẳng và khóc thét lên, vì vậy cơ bắp ở trạng thái căng cứng, khi tiêm cảm giác đau sẽ nhiều hơn.
Ở thập kỷ 90 của thế kỷ 20, một nhà khoa học Anh đã phát minh ra dụng cụ tiêm không đau. Hình dạng ống tiêm giống như khẩu súng lục, đem mũi súng dí vào chỗ cần tiêm, chỉ cần ấn nút là thuốc đã đi vào cơ thể. Bệnh nhân chỉ cảm thấy như có một luồng khí xung động, không hề đau, lại rất thoải mái.
Loại dụng cụ tiêm này không có kim, không cần cắm vào cơ bắp, vậy thuốc làm thế nào đi vào cơ thể được? Nguyên là thuốc trong ống tiêm là thuốc bột rất mịn. Bột thuốc tiêm phải được nghiền mịn, đường kính hạt thuốc chỉ khoảng 0,02 - 0,0được mm. Nếu bột thuốc không đạt yêu cầu này thì không thể nào tiêm được, tức là không đạt được hiệu quả điều trị.
Trong súng tiêm có một máy phát sóng siêu âm rất nhỏ. Khi tiêm, sóng siêu âm sẽ khiến cho da hoặc niêm mạc chỗ tiêm đột nhiên giãn nở. Nói thì chậm nhưng làm thì nhanh; chính tại thời điểm đó, bột thuốc bị bắn với tốc độ 750 m/s đi vào tế bào da, cùng với máu tuần hoàn khắp cơ thể. Bột thuốc xuyên thấu niêm mạc hoặc da với tốc độ nhanh như thế cho nên bệnh nhân không hề có cảm giác đau. Một nguyên nhân khác không gây đau là nhờ bột thuốc rất mịn, không chứa những chất bổ trợ và không cần pha loãng, so với thể tích của các chất thuốc tiêm phổ thông thì có thể nói là rất ít. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ việc tiêm loại bột khô này không làm cho da bị tổn thương. Phát minh tiêm bằng bột thuốc này chắc chắn là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực công nghiệp bào chế thuốc.
Đối với bệnh nhân, dụng cụ tiêm không đau có rất nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải điều trị suốt đời bằng cách tiêm insulin mỗi ngày; ngoài ra còn phải thường xuyên tiêm thuốc cắt cơn đau. Việc dùng thuốc bột sẽ giải thoát cho họ khỏi nỗi khổ này.