9. Bệnh tím hạt (Cercospora)
1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera oxigua)
a) Triệu chứng
Sâu xanh da láng gây hại trên nhiều loại rau khác như hành, cà chua, đậu phộng, đậu bắp, đậu đỗ…Sâu non ăn lá, lúc nhỏ
chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá.
b) Đặc điểm sinh học và hình thái
Thành trùng là loại bướm đêm (ngài) màu trắng xám hơi ngả
nâu, Trứng để thành ổ, có lớp lông trắng vàng phủ. Sâu non có màu xanh nhạt, da bóng láng trên lưng có năm sọc, 2 sọc ở mỗi bên hông rất to và đậm, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng. Nhộng màu nâu sẫm hay đỏ sẫm thường ở trong đất (H. a, b).
Vòng đời: 30-35 ngày (Trứng: 2-5 ngày, Sâu non: 14-16 ngày, Nhộng: 10-12 ngày, trưởng thành: 2-3 ngày).
Sâu non mới nở tập trung cùng nhau ăn lá, nhưng sau đó chúng nhanh chóng di tản sang cây khác Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm ruộng bắp cải, bông cải xơ xác.
Trưởng thành chủ yếu hoạt động vào ban đêm, trứng được
đẻ thành ổ trên mặt lá
c) Biện pháp phòng trừ
+ Biện pháp canh tác:
- Trước khi trồng cần đưa nước làm ngập ruộng để diệt nhộng.
- Cày ải phơi ruộng để diệt sâu và nhộng. - Vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng. - Mật độ trồng thích hợp.
- Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát triển.
+ Sinh học, thiên địch:
- Dùng bả chua ngọt bẫy ngài đẻ trứng (Như Mục 1.2) - Nhóm ký sinh có hai loài ong kén nhỏ thuộc họ
Braconidae.
- Loài ruồi thuộc họ Tachinidae.
- Nhóm vi sinh vật có vi khuẩn tấn công.
+ Biện pháp cơ học:
Ở những thửa ruộng nhỏ có thể ngắt ổ trứng và thu sâu non khi sâu non đang sống tập trung quanh ổ.
+ Biện pháp hóa học:
Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin…lưu ý dùng luân phiên thuốc.