9. Bệnh tím hạt (Cercospora)
1.1 Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata)
a) Đặc điểm và hình thái
Bướm là 1 loài ngài sáng giống sâu cuốn lá như trên lúa, kích thước nhỏ hơn dìa cánh không đen, cánh trước có 3 đường vân dài cắt ngang cánh, cánh sau có 2 đường vân. Trứng màu hồng nhạt, đẻ
rời rạc trên các phần thân của cây. Ấu trùng màu nâu nhạt, đầu màu nâu. Bướm hoạt động mạnh vào chiều tối, thích ánh sáng đèn, có thể lợi dụng tập tính này dùng bả chua ngọt để diệt trừ hoặc làm giảm mật độ. Thông thường đẻ trứng ở mặt dưới lá non. Ấu trùng mới đẻ ra nhả tơ kéo mép lá lại, ăn và phá. Thông thường tuổi nhỏ, sâu ăn phần mềm của lá (biểu mô) chừa gân lớn. Khi tuổi lớn, sâu
b) Đặc điểm gây hại
Gây hại chủ yếu giai đoạn 3 - 8, lây nhiễm sâu cuốn lá sẽ
làm cây chậm phát triển giảm năng suất. Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết.
c) Biện pháp phòng trừ
Luân canh đậu tương với lúa hoặc các cây họ hòa thảo, bông v..v.. có tác dụng hạn chế sâu hại rõ rệt. Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên dịch bằng cách trồng xen đậu tương với cây trồng khác. Thời kỳ sâu thường gây hại nặng là đậu từ 3 - 4 lá kép đến quả non. Sử dụng biện pháp làm bả chua ngọt để diệt trừ ngài đẻ trứng (như Mục 1.2), khi cần thiết dùng các loại thuốc có hiệu quả diệt sâu cao như Bulldock 25 EC (Beta - Cyflutlirin) 0,8 - 1 lít/ha, Forvin 85 WP (Carbaryl) 0,75 - 1kg/ha, Karate 25 EC (Lambda - Cyhalothrin) 0,3 - 0,5 lít/ha; Baythroid 50 EC. 5 SL (Cyfluthrin) 0,6 - 0,8 lít/ha, Lanate...