Chia ra hai giai đoạn: sinh trưởng dinh dưỡng (V) và sinh trưởng sinh thực (R). Trong giai đoạn thứ nhất là quá trình sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá); ở giai đoạn thứ
hai chuyển sang hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ như
hoa, quả, hạt…
5.1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Tóm tắt các giai đoạn :
VE: Nảy mầm; VC: Ra lá mầm; V1: Ra lá đơn và xuất hiện mầm lá thật (lá 3 thùy)
V2: Ra lá đơn và 2 lá thật đầu tiên phát triển đủ kích thước V3: Lá đơn và 3 lá thật đầu tiên phát triển đủ kích thước V(n): Lá đơn và các (n) lá thật phát triển đủ kích thước
Thời kì này bắt đầu từ khi hạt giống được hút nước trương ra cho tới khi cây có hai lá mầm. Thời gian này tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độẩm đất, phẩm chất hạt. Vụ hè thời kì này khoảng 4 - 5 ngày trong điều kiện độẩm thích hợp. Nếu nhiệt độ thấp thì làm cho thời gian này kéo dài hơn có thể
lên tới 7 - 10 ngày. Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn này là 260 - 300C. Nếu nhiệt độ cao hơn 400 thì ảnh hưởng đến cây con và nếu nhiệt độ thấp hơn 80 làm cho hạt lâu mọc mầm. Thời kì mọc phải đủẩm, yêu cầu độẩm trong thời kì này từ 75% - 80%. Đây là thời kì quyết định mật độ cây trên đơn vị diện tích và sức khỏe cây con.
5.1.2. Thời kì mọc đến ra hoa (V1 - Vn).
Đây là thời kì sinh trưởng dinh dưỡng. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm và chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, độ ẩm,
đến lúc sắp ra nụ, hoa tốc độ sinh trưởng tăng nhanh. Đây là thời kì mấu chốt để thân to, đốt ngắn, rễăn sâu. Thời kì này cây chịu hạn tốt nhất, thời gian sinh trưởng của giai đoạn này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống.
5.2.1. Tóm tắt
R1 - Ra hoa: Bắt đầu nở 1 hoa trên bất kỳ 1 đốt cây nào. R2 - Ra hoa rộ: Hoa nở ở một trong hai đốt cao nhất trên thân chính có lá phát triển đầy đủ.
R3 - Bắt đầu ra quả: Quả có chiều dài khoảng 0,5cm ở trên 1 trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.
R4- Quả đầy đủ: Quả có chiều dài khoảng 2cm ở trên một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.
R5 - Bắt đầu làm hạt: Hạt có chiều dài 0,3cm trong quả của một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ. R6 - Chắc già: Quả chứa hạt màu xanh chứa đầy trong khoang quả ở một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.
R7 - Bắt đầu chín: Một quả bình thường trên thân chính chuyển sang màu vàng hoặc vàng nâu.
R8 - Chín hoàn toàn: 95% số quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của quả chín.
5.2.2. Mô tả
Lúc ra hoa đậu tương vẫn tiếp tục phát triển cả thân, lá, rễ. Thời kì này yêu cầu dinh dưỡng lớn. Hoa đậu tương thường nở
vào buổi sáng, nhưng nếu trong điều kiện trời âm u, nhiệt độ
thấp, thì thời gian nở hoa muộn hơn. Sau khi thụ phấn hình thành quả (5-7 ngày), khi quả phát triển tối đa thì hạt mới phát triển. Tốc độ tích lũy chất khô của hạt tăng nhanh cho đến khi hạt vào chắc. Độẩm trong thời kì này có ảnh hưởng lớn đến tốc
độ phát triển của quả và hạt. Hạt đạt độ chín sinh lý là khi hạt đã rắn, vỏ hạt có màu sắc của giống, vỏ quả chuyển màu vàng tro hay đen xám, lá úa vàng và rụng bớt.
Đặc biệt trong giai đoạn này đậu tương thường bị sâu, bọ xít phá hại, nếu nặng làm giảm năng suất. Do vậy cần phải có biện pháp phòng trừ (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ với liều lượng thích hợp khi sâu mới phát triển).
Chương III
CÁC LOẠI BỆNH HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
Việt Nam ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, phá hoại đặc biệt trên cây đậu tương, trong các bộ phận của cây chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt chất
đạm nên là đối tượng hấp dẫn của nhiều loại sâu bệnh hại. Điều kiện nhiệt đới nóng ẩm làm cho vòng đời của sâu bệnh tương
đối ngắn, các lứa sâu bệnh kế tiếp nhau, tăng trưởng nhanh, mức
độ phá hoại rất nghiêm trọng nếu như không bố trí cây trồng và thời vụ hợp lý.
Sâu bệnh là yếu tố hạn chế chủ yếu gây hại, làm giảm năng suất, chất lượng đậu tương ở nước ta. Nguyên tắc cơ bản là nên phòng trừ bằng biện pháp canh tác, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây đậu tương nhưđiều chỉnh thời vụ, bố trí luân canh và cơ cấu cây trồng hợp lý để cắt vòng đời của sâu bệnh hại,
đồng thời áp dụng các biện pháp chủ động diệt nhộng và sâu non, làm vệ sinh đồng ruộng, kết hợp vừa dự tính dự báo khoa học, kết hợp sử dụng giống đề kháng sâu bệnh, phát hiện sâu bệnh kịp thời dùng các biện pháp thủ công và cơ giới để phòng trừ hiệu quả.
Bệnh hại đậu tương thường phá hại từ rễ, lá, thân, quả và hạt v.v… thường gây ra các thiệt hại về năng suất, tại Việt Nam thường xảy ra các loại bệnh sau: