9. Bệnh tím hạt (Cercospora)
1.2. Sâu khoang (Prodenia litura):
a) Phân bố và ký chủ
Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông Nam Á, Đông Âu, Úc. Ở nước ta sâu khoang là loài ăn tạp, phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng).
b) Đặc điểm và hình thái
Thành trùng (a) là 1 loài ngài đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp. Ở 1/3 kể từ gốc cánh có 1 vệt trắng từ mép cánh trước đến giữa cánh. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V. Cánh sau màu trắng bóng có ánh tím. Trứng hình bán cầu (b), có khoảng 36-39 đường gân từđỉnh trứng đến đáy trứng cắt những đường gân ngang quanh trứng tạo những ô nhỏ quanh trứng và có lông bao phủ. Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt đến tối, có 3 vệt (vệt giữa lưng và 2 vệt phụ lưng) chạy dài từ đầu đến cuối bụng. Trên vạch phụ lưng mỗi đốt xuất hiện 1 vệt đen hình bán nguyệt. Riêng đốt bụng thứ 1 và 8 vệt đen hình bán nguyệt lớn dính liền với phần phụ kia của thân tạo thành đốm đen gọi là sâu khoang (loang lỗ) - (c). Nhộng màu nâu bóng, cuối bụng có 1 cặp gai ngắn.
(a) Thành trùng (ngài) (b) Ổ trứng (c) Sâu trưởng thành
c) Tập quán hoạt động
Sâu trưởng thành hoạt động vào chiều tối, ban ngày trong bụi rậm, cành cây, thường đẻ trứng vào mặt trên của lá. Sâu non mới nở sống tập trung và gặm những biểu mô của lá. Sang tuổi 2 sâu phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng. Tuổi 3 xuất hiện 3 vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có
phản ứng với ánh sáng, phần lớn chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất. Ở tuổi 2 - 3 sâu có thểăn thủng lá đục thành những lỗ nhỏ. Tuổi 4 - 5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh. Tuổi 6 sâu hoạt động ít,
ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư
thực vật.
d) Biện pháp phòng trị
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. - Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
- Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...
- Dùng bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả
bằng bả chua ngọt bẫy ngài (bướm đêm): khi đậu bắt đầu ra hoa cần phòng chống các loại sâu này, cứ 1hécta dùng 1kg mật mía pha loãng với 5 lít nước đổ vào xô nhựa, để nguội, trộn với 1 lít dấm chua, 3kg chuối tiêu chín kỹ, 0,5kg bã rượu nghiền nhỏ, 1 gói thuốc trừ sâu Peran 50 EC + 2 g Dipterex, trộn đều thành hỗn hợp đặc sệt. Lấy 1 nắm rơm khô, buộc lên đầu cọc dài 1m thành bùi nhùi, nhúng phần rơm vào hỗn hợp thuốc, 1 hécta dùng 200 cọc, 6 - 8 cọc/sào BB cắm bả vào chiều tối không mưa, cứ 3 - 5 ngày nhúng lại hỗn hợp thuốc, lặp lại 3 lần. Con ngài sâu khoang hoạt động đẻ trứng buổi tối, gặp bả thơm bị hấp dẫn trúng độc thuốc sẽ chết trước khi đẻ trứng. Nếu thực hiện tốt sẽ giảm số lần phun thuốc hóa học chỉ còn 1 - 2 lần trong 1 vụ.
- Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. Phun khi sâu non nhỏ tuổi (1 - 2).