3.1. Sâu xám (Agrotis ipsilon)
Phá hoại nặng khi cây mới mọc và cây con.
a) Phân bố và ký chủ
Xuất hiện phần nhiều các nước trên thế giới trừ châu Phi, trung Á. Sâu đa thực, có thể phá hại hàng loạt loại cây trồng. Ở
nước ta sâu xám phá hại: bắp, cà chua, đậu, bông vải và các loại họ Bầu bí.
b) Đặc điểm và hình thái
Thành trùng là một loại ngài
đêm, sải cánh 35 - 40cm, thân màu nâu tối, râu con cái hình sợi chỉ, râu con đực hình răng lược kép. Cánh trước có màu nâu thâm hoặc màu nâu đen, cánh trước có 3 vân, gần gốc cánh có một vân
hình, giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu. Cánh sau màu xám trắng. Trứng hình bán cầu có nhiều gờ nổi, mới đẻ màu trắng sữa chuyển sang hồng nhạt đến tím sẫm.
Sâu non mới nở màu xám đất đẫy sức 18cm, càng lớn có màu đất bóng mỡ, phần bụng màu nhạt hơn; trên mỗi đốt phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở
mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm. Nhộng có màu bóng.
c) Tập quán sinh hoạt
Thông thường ngài vũ hoá buổi tối, hoạt động ban đêm trong
đất, cỏ dại, khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, ít thu hút bởi ánh sáng đèn. Tuổi 1 sống trên cây gặp những mô lá làm thủng lỗ nhỏ. Tuổi 2 chui xuống đất, ban
đêm cắn cây con. Tuổi 3 - 4 sống sung quanh gốc cây. Sâu tuổi lớn hơn: ăn phá mạnh hơn. Khi thiếu thức ăn có thể di chuyển từ
ruộng này sang ruộng khác. Sâu non có tính giả chết và có khả
năng xâu xé lẫn nhau. Khi đẫy sức, sâu non chui xuống đất 3 - 5cm hoá nhộng.
d) Biện pháp phòng trị
Tiêu diệt cỏ dại. Gieo trồng đúng thời vụ nhanh gọn. Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc BHC). Dùng rau ăn lá (cải, bắp cải…) thái nhỏ trộn thuốc sâu peran 0,1% + dấm rượu
rải lên luống cày vào chiều tối nhử sâu lên ăn để diệt. Dùng các loại thuốc hạt như Basudin, Furadan rắc vào rạch trước khi gieo.
3. 2. Dòi đục thân (Melanagromyza Sojae) :
a) Đặc điểm
Dòi đục thân đậu tương do một loài ruồi rất nhỏ (con trưởng thành), màu đen bóng, mắt đỏ H.a), có thểđẻđến 200 trứng vào nách lá. Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu trắng bóng, sau nở
thành dòi màu trắng sữa (H. b) đục vào trong lõi cây từ gốc lên ngọn, phá hoại cả búp và các bộ phận của cây. Triệu chứng khó phát hiện, chỉ khi thấy cây sinh trưởng phát triển kém, nhổ cây, tước đôi theo chiều dọc mới thấy đường dòi đục màu đen trong lõi, thỉnh thoảng gặp 1 vài con dòi con hoặc kén nhộng màu trắng. Vòng đời của ruồi từ 24 - 29 ngày, có 10 đợt phát sinh trong năm. Trong một vụđậu thường có 2 - 3 đợt ấu trùng nở rộ.
Đợt 1 xuất hiện khi cây đậu vừa ra 1 - 2 lá đơn đầu tiên. Đợt 2
ấu trùng thường nở sau gieo khoảng 1 tháng, khi cây sắp ra hoa.
Đợt 3 ấu trùng nở rộ vào thời điểm cây ra quả non. Ruồi đục thân phát triển nhiều nhất vào vụđông và xuân ởđồng bằng, nơi khí hậu mát <22 - 320C, ở miền núi cao có thể phát sinh quanh năm, tác hại có thể làm giảm đến 50% năng suất của cây. Phát triển mạnh khi đậu còn nhỏ (từ 9 - 20 ngày sau khi gieo).
b) Phòng trự
Để hạn chế tác hại của dòi đục thân, không nên trồng liên tục nhiều vụđậu tương trên cùng khu ruộng, sau một đến hai vụ đậu tương nên trồng luân canh một vụ bằng loại cây trồng khác, nếu là đất ruộng, tốt nhất nên luân canh với một vụ lúa nước.
Không nên trồng quá trễ so với những ruộng đậu tương sung quanh để khỏi “hứng” lấy con trưởng thành từ những ruộng trồng sớm hơn tràn sang tạo ấu trùng gây hại nặng ngay từ khi cây đậu còn nhỏ. Nên vận động nhiều chủ ruộng cùng xuống giống đồng loạt trên diện rộng.
Do ấu trùng thường tập trung gây hại nhiều ở giai đoạn cây
đậu còn nhỏ nên cần chú ý biện pháp bảo vệ cây đậu ngay từ đầu vụ bằng cách khi gieo hạt nên dùng một số phương pháp phòng trự như sau:
- Trước khi trồng, xử lý hạt bằng cách trộn với Marshal 25 ST, theo tỷ lệ 10g/kg hạt.
- Dùng thuốc dạng hạt như Basudin, Cazinon, Regent, Padan, Furadan... rải trên ruộng trồng đậu.
- Phun bắt buộc sau gieo 8 - 10 ngày: Hiệu quả nhất là sử
dụng Monokrotofos 15% với lượng 2 lít/ha để giết bất cứ ấu
trùng nào còn sống sót. Phương thức này có thể làm giảm bớt những sự phá hại của loài ruồi hại hạt tới 90%. Ngoài ra có thể
dùng Bi58 - 40EC, Bian 40EC/50EC, Basudin 40EC/50EC, Diaphos 50EC, Vibasu 40ND, Canthoate 40EC/50EC, Sagothion 50EC, Sumicidin 10EC/20EC... Sau khi phun xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân hoặc phun xịt phân bón qua lá và tưới đủ nước để giúp cây nhanh phục hồi.
Phòng trừ dòi đục thân bằng tưới, tiêu nước, không để ruộng