Bọ xít chích hút

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 59)

a) Đặc đim phân loi

Có nhiều loài Bọ xít dài thuộc họ Alydidae, bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) gây hại cây đậu tương. Tại các vùng trồng đậu tương của cả nước phổ biến 3 loài bọ xít chích hút đậu tương như sau (H.23):

- Bọ xít xanh (H.23a): Nezara viridula (Linnaeus)

- Bọ xít xanh vai hồng (b): Piezodorus rubrofasciatus (Gmelin) - Nhóm bọ xít dài (c) với các loài: Riptortus pilosus

Thunberg, Riptortus linearis (Fabricius), Riptortus sp.

b) Tp quán sinh sng và cách gây hi

Ở cả 3 loài bọ xít nêu trên, ấu trùng khi vừa nở ra sống tập trung quanh ổ trứng. Suốt thời gian tuổi 1 bọ xít thường không

ăn. Sang tuổi 2 bắt đầu phân tán và tấn công cây chủ.

Cả thanh trùng và ấu trùng đều tấn công trên cây đậu bằng cách chích hút dịch cây trồng, chủ yếu ở các bộ phận non của cây như thân, lá chồi, hoa và quả non. Các bộ phận bị Bọ xít gây hại nặng sẽ bị biến dạng, kém phát triển, quả non bị lép. Vết chích hút của bọ xít còn là nơi xâm nhập của các tác nhân gây hại khác làm quả đậu bị hư thối, mất phẩm chất, hạt biến màu, có vịđắng, năng suất giảm.

Nhóm bọ xít được ghi nhận thường xuất hiện trên các ruộng

đậu ngay từ khi cây đậu mới trổ hoa và hiện diện cho đến khi thu hoạch. Ở các vùng sản xuất các vùng phía Bắc, bọ xít thường xuất hiện chủ yếu vào cuối vụ xuân và cuối vụ hè thu khi trái bắt đầu vào chắc, tại các vùng thuộc ĐBSCL, bọ xít chỉ bắt

đầu xuất hiện rải rác trên các ruộng đậu trồng cuối vụ Đông Xuân, thu hoạch vào mùa mưa; sau đó tích lũy mật độ và tập trung nhiều vào vụ Xuân Hè; đến cuối vụ Hè Thu hầu như

không còn thấy bọ xít hiện diện trên ruộng đậu tương.

Do khả năng đẻ trứng khá cao, thời gian sống tương đối dài và thành phần thiên địch không đáng kể; bọ xít có khả năng phát triển nhanh nếu thời tiết và thức ăn thích hợp.

c) Bin pháp phòng tr

Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị; nhưng phải lưu ý là các loài bọ xít dài rất thính, chỉ cần đụng nhẹ vào cây đậu tương thì thành trùng bay vọt lên rất nhanh, còn

Tóm tắt chương 4

Sâu hại là yếu tố chủ yếu làm hạn chế năng suất và hiệu quả

trồng đậu tương ở nước ta, các giải pháp phòng trừ sâu hại có hiệu quả là:

a) Luân canh hợp lý giữa các loại cây trồng nhằm hạn chế, cắt đứt dây chuyền lây lan côn trùng sâu hại trong luân canh;

b) Sử dụng các biện pháp canh tác tổng hợp hạn chế phát triển côn trùng sâu hại: bón phân cân đối, mật độ cây tối ưu, sử

dụng giống ít nhiễm sâu hại, dự tính, dự báo chính xác các lứa sâu nở trong vụđể chủđộng phòng ngừa.

c) Sử dụng phối hợp các biện pháp sinh học để chủ động phòng trự: Dùng bả chua ngọt diệt ngài đẻ trứng sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu xanh da láng kết hợp thuốc trừ sâu sinh học phòng trị côn trùng gây hại ở các giai đoạn trứng nở, lột xác, lột vỏ, giữ gìn hệ côn trùng thiên địch, xử lý ở 3 giai đoạn: 2 - 3 lá (trị sâu cuốn lá), trước hoa và sau hoa.

d) Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nếu xảy ra dịch sâu bùng nổ quá ngưỡng an toàn.

Chương V

GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

Để lựa chọn được giống đậu tương phù hợp với vùng gieo trồng, mùa vụ, mục đích sử dụng, rất cần có các hiểu biết về các giống đậu tương hiện nay.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)