Vùng núi Đông Bắc

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 110)

Vùng Đông Bắc có hệ thống núi Đông Triều hình cánh cung bắt đầu từ Đông Bắc thoải dần về phía Tây Nam tạo ra vùng trung du và miền núi, có địa hình bị chia cắt bởi dòng chảy của các sông lớn. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 - 1.500m, vùng này ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Đây là vùng trồng đậu tương truyền thống, có 2 vụ trồng đậu tương chính:

- Vụ Xuân: Trên đất ruộng ở miền núi do không có điều kiện thuỷ lợi nên vụ Xuân thường bỏ hóa gọi là đất 1 vụ, sang tới tháng 5 - 6 có mưa rào, bà con thường có tập quán trồng các loại lúa Hè Thu (cấy tháng 5) hoặc lúa mùa (cấy tháng 6 - 7). Để

tăng vụ cần trồng thêm vụ đậu tương xuân, gieo hạt từ tháng 2 - 3, thu hoạch trong tháng 5 - 6. Vụ Xuân đất thường khô hạn,

ở miền núi nên chọn các ruộng có điều kiện tưới nhẹ khi gieo hạt, lợi dụng mưa xuân đất đủ độ ẩm hoặc các ruộng ven chân núi cao, đất ẩm do ảnh hưởng của nước mạch từ trên cao đủ để

hạt mọc mầm để trồng đậu, các ruộng đất cao khô hơn nên trồng lạc, ngô... Công thức cây trồng là: Đậu tương xuân (gieo tháng 2 - 3, thu tháng 5 - 6) + Lúa mùa (từ tháng 6 - 10). Riêng các giống dài ngày, chống chịu được với hạn, rét đầu vụ như

DT2008 cần gieo sớm 25/1 - 10/2. Trên đất trồng mía tơ: đậu tương xuân (Th. 3 - 5) xen mía. Trên đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày: xen đậu tương xuân hoặc hè thu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Vụ Hè Thu: Công thức cây trồng là Ngô xuân hè (gieo tháng 2 - 4, thu tháng 7 - 8) + Đậu tương Hè Thu (gieo tháng 7 - 8, thu tháng 9, 10).

Ngoài ra vùng này có thể phát triển thêm vụđậu tương thu -

đông: Trồng trên đất sau lúa mùa có điều kiện thuỷ lợi, gieo trước 30/9, thu hoạch 15-30/12.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 110)