Rệp muội hại đậu tương (Aphis medicaginis Koch)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 56)

a) Đặc đim nhn biết Gọi là rệp đậu vì đây là loại rầy mềm không cánh, thường thấy bu thành đám quanh đọt hoặc bông và quả non để chích hút làm cho đọt bị quắn, bông bị rụng và quả bị lép. Có 2 loài phổ biến và khác nhau về cây ký chủ:

- Aphis craccivora Koch: Rất phổ biến, tấn công đọt và quả

non của hầu hết các loại đậu - đặc biệt là đậu xanh, đậu đũa và cô-ve. Rệp đậu còn non có màu tím, khi trưởng thành có màu

đen bóng, cũng không có cánh và đẻ thẳng ra con nên mật độ có

thể gia tăng rất nhanh, gây hại mau chóng. Chỉ khi nào hết thức

ăn, mật độ quá đông hoặc bị thiên địch tấn công nặng... chúng mới phát sinh dạng thành trùng có cánh để di chuyển đi tìm nguồn thức ăn mới.

- Aphis glycines Matsumura: Cơ thể màu xanh lục vàng,

ngực và đầu có màu đen hay xanh lục đậm, bụng màu nhạt, dài từ 1,7 - 2mm, rộng từ 0,7 - 0,9mm. Râu màu trắng bẩn nhưng các đốt roi râu màu nâu đen, ngắn hơn cơ thể. Vòi chích hút kéo dài vượt khỏi đốt chậu chân giữa. Ống bụng màu nâu. Dạng không cánh có cơ thể màu vàng xanh đến vàng tươi, 2 mắt đen, râu ngắn hơn 1/2 thân mình và có màu trắng giống như chân, dài từ 1,5 - 2mm, rộng từ 0,7 - 1,2mm. Các đặc điểm khác đều giống như dạng có cánh.

Chúng hút nhựa và thải phân lỏng còn chứa rất nhiều đường nên thường quyến rủ kiến đến ăn và bảo vệ chúng khỏi bị thiên

địch tấn công. Điều nguy hiểm là chúng có thể truyền bệnh Khảm Vàng làm cho lá đậu co rúm và cây không ra quả.

b) Bin pháp phòng tr: Thường không phải phòng trừ gì

cả vì chúng có rất nhiều thiên địch như các loài bọ rùa, kiến sư

tử (Chrysopidae, Neuroptera), các loài dòi thuộc họ Syrphidae (Diptera)... Để ngăn ngừa việc truyền bệnh vi rút thì nên trồng sớm hoặc tìm cách loại trừ cây bị bệnh. Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như ACTARA 25WG để phòng trị.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới (Trang 56)