Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 83)

Mặc dù trong công tác quản lý vốn lưu động, Công ty đã có nhiều cố gắng để đạt được những thành tích nhất địch song bên cạnh những thành tích đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục.

Khả năng sinh lời của Công ty giảm liên tục qua ba năm 2011 – 2013, tuy rằng đây là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế nhưng đây cũng là điều rất đáng lo ngại cho Công ty, bởi nếu khả năng sinh lời tiếp tục giảm thì uy tín của Công ty cũng giảm đi rất nhiều.

Công ty dự trữ một lượng tiền mặt thấp và thiếu công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn, dẫn đến sự tăng lên của nợ ngắn hạn lớn hơn sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền làm Công ty mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty có xu hướng tăng lên khiến Công ty bị

mất đi một lượng vốn đầu tư cho hoạt động mở rộng kinh doanh. Việc nới lỏng chính sách tín dụng tuy đem lại cho Công ty một lượng khách hàng lớn kéo theo doanh thu của Công ty tăng lên nhưng mặt khác, việc này cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí khác như chi phí quản lý các khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro của các khoản nợ khó đòi.

Khoản mục các khoản phải thu vẫn bị chiếm tỷ trọng cao, gây nên tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn, làm luân chuyển vốn bị chậm.

Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đang ở mức không an toàn dẫn đến gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ.

Sở dĩ có hạn chế này chủ yếu là do những nguyên nhân sau: - Công ty chưa xác định được nhu cầu vốn lưu động

- Công ty chưa có các chính sách quản lý khoản phải thu hiệu quả khiến lượng vốn bị chiếm dụng nhiều, gây ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng cũng như luân chuyển của vốn lưu động.

vào tài chính ngắn hạn làm giảm sự linh hoạt trong việc quản lý tiền.

- Khả năng thanh toán nhanh giảm là do lượng hàng tồn kho tăng nhiều, việc quản lý hàng tồn kho không hợp lý gây nên ứ đọng vốn.

- Công ty có khá nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Đối thủ cạnh tranh cũng có những sản phẩm, dịch vụ tương tự Công ty với mức giá tương đương cùng với sự biến động của giá cả trên thị trường không ổn định. Điều này làm cho thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt.

64

Kết luận chương 2:

Dựa trên cơ sở lý thuyết của chương một, chương hai của khóa luận đã nêu được thực trạng về quản lí và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long. Đầu chương hai, khóa luận đã khái quát về Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long; phần tiếp theo nói đến thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng quản lí và sử dụng vốn lưu động tại Công ty; đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 65

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA

THĂNG LONG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w