Kết quả hoạt động SXKD là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta sẽ đánh giá một cách khái quát về kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong ba năm gần đây
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Đồng So sánh năm 2013 với 2012 So sánh năm 2012 với 2011 CHỈ TIÊU Tương Tương Tuyệt đối đố Tuyệt đối i (%) đối (%)
Doanh thu bán hàng và cung 380.782.444.380
34,24 (230.350.271.733) (17,16) cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh 41.127.400
_ _ _ thu
Doanh thu thuần về bán 380.741.316.980 34,24 (230.350.271.733) (17,16) hàng và cung cấp vụ Giá vốn hàng bán 368.604.264.392 34,37 (211.372.461.894) (16,46) Lợi nhuận gộp về bán hàng và 12.137.052.588 30,56 (18.977.809.839) (32,34) cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài (16.144.229.353) (100,00) 16.144.229.353 _ chính Chi phí tài chính (1.637.758.978) (19,44) 1.041.341.057
14,11
- Trong đó: Chi phí lãi vay (1.637.758.978)
(19,44)
1.041.341.057 14,11
Chi phí quản lý kinh doanh 407.901.246
0,91
3.339.221.753 8,02
Lợi nhuận thuần từ hoạt (2.777.319.033) (112,85) (7.214.143.296) (74,56) động kinh doanh Thu nhập khác 1.465.470.808 21,64 (609.959.866) (8,26) Chi phí khác 549.699.627 168,68 30.424.992 10,30 Lợi nhuận khác 915.771.181 14,21 (640.384.858) (9,04)
Tổng lợi nhuận kế toán (1.861.547.852)
(20,90)
(7.854.528.154) (46,86)
trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh (727.627.546)
(23,34)
(1.623.426.665) (38,74)
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập (1.133.920.306)
(17,88)
(6.231.101.489) (49,57)
doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Qua bảng 2.3 ta nhận thấy nhìn chung doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty có sự biến động trong ba năm gần đây. Cụ thể như sau:
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của khoản thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu 40
của doanh nghiệp. Mặc dù với những nỗ lực xúc tiến bán hàng như tổ chức các sự kiện, áp dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá vào những ngày lễ tết, mở rộng mạng lưới kênh phân phối ra các quận huyện khác trên địa bàn Hà Nội…nhưng doanh thu bán hàng trong năm 2012 lại giảm 230.350.271.733 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 17,16% so với năm 2011. Sự giảm nhẹ về doanh thu cho ta thấy trong năm 2012 số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm do Công ty chưa có các chiến lược về marketing thật sự hiệu quả (chính sách quảng bá, tiếp thị, bán hàng…). Mặt khác do trong năm 2012, Nhà nước cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc đã qua sử dụng cộng với Công ty Toyota Việt Nam mở thêm nhiều đại lý mới, dẫn đến Toyota Thăng Long phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ như Toyota Mỹ Đình, Toyota Giải Phóng... Điều đó cũng làm cho doanh số bán hàng của Công ty năm 2012 giảm nhẹ. Tuy nhiên sang đến năm 2013, doanh thu đã tăng 380.782.444.380 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 34,24% so với năm trước. Có được kết quả tốt như vậy là do năm 2013 nền kinh tế đã ổn định trở lại, đời sống nhân dân ngày một nâng cao khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng lớn. Không những vậy Công ty đã tiếp thu được những điều còn thiếu sót trong công tác quản lý như của mình trong năm 2012 như đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu nghiệp vụ, các chương trình marketing, tiếp thị chưa thật sự đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
Giá vốn hàng bán: Có thể thấy rằng sự tăng giảm của doanh thu tất yếu sẽ kéo theo sự tăng giảm của giá vốn hàng bán. Trong năm 2012 giá vốn hàng bán giảm 211.372.461.894 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 16,46%. Nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán giảm trong năm 2012 là do doanh thu trong giai đoạn này giảm do tiêu thụ được ít sản phẩm so với năm trước. Nhưng sang đến năm 2013 thì giá vốn hàng bán lại tăng 34,37% so với năm 2012. Sự tăng giảm giữa các năm không đồng đều phản ánh thực tế rằng công tác quản lý chi phí ở Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, mặc dù đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nhưng do Công ty có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nên kéo theo số lượng sản phẩm tiêu thụ và sản xuất giảm.
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính năm 2012 tăng 1.041.341.057 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 14,11% so với năm 2011. Sự tăng lên này chủ yếu là do chi phí lãi tiền vay tăng lên. Nhưng sang đến năm 2013 thì khoản mục này đã giảm 19,44% so với năm 2012. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do Công ty đã hạn chế được việc vay tiền từ ngân hàng và các đối tượng khác đồng thời cũng có thể thấy năm 2013 là một năm Công ty hoạt động tài chính khá hiệu quả.
Chi phí quản lý kinh doanh: Trong giai đoạn 2011 – 2013, chi phí quản lý kinh doanh đều tăng. Cụ thể, năm 2012 khoản mục này tăng 3.339.221.753 đồng, tương
ứng với tỷ lệ tăng 8,02%. Nguyên nhân chính là do chi phí các dịch vụ ngoài như điện, 41
nước, tiền thuê văn phòng…tăng lên. Điển hình là trong năm 2012 Tổng Công ty Điện lực (EVN) đã ra thông báo tăng giá điện lên 5% bắt đầu từ 1/7/2012, chính vì thế chi phí doanh nghiệp tăng lên. Sang năm 2013, khoản mục này vẫn tăng 407.901.246 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,91% so với năm trước. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2013, Công ty nhận thấy cần phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên Công ty đã bổ sung thêm nhân sự ở bộ phận quản lý, thêm vào đó là cả những khoản chi phí cho việc nghiên cứu công nghệ, cải tiến chất lượng, mẫu mã. Tuy vậy, Công ty cũng cần phải xem xét khoản mục này ở mức hợp lý để tránh lãng phí làm giảm lợi nhuận.
Trong ba năm gần đây từ năm 2011 -2013 lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp đều đạt con số âm. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm 49,57% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1.133.920.306 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17,88% so với năm 2012. Mặc dù chi phí thuế thu nhập phải nộp trong cả ba năm đều giảm nhưng vẫn không làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đang trải qua thời kỳ khủng hoảng, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Lợi nhuận giảm dần qua các năm cho thấy Công ty cần phải chú trọng vào công tác quản lý, tiết kiệm chi phí đồng thời đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Như vậy trong giai đoạn 2011 – 2013 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long đang trải qua thời kì hết sức khó khăn và dường như không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng.Công ty cần đưa ra những biện pháp hợp lý, đề ra các chính sách tiết kiệm chi phí như sử dụng ít đi các dịch vụ mua ngoài, giảm các khoản đầu tư tài chính hay giảm chi phí quản lý kinh doanh để tạo ra một khoản lợi nhuận lớn, giúp Công ty tránh được những thiệt hại đáng kể. Là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần xây dựng cho mình một hình ảnh tốt để không những đứng vững trên thị trường mà còn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đây là việc làm cần thiết và đúng đắn trong thời kì khó khăn của nền kinh tế như hiện nay. 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu nhằm đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả ngăn thanh toán tức thời.
42
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị tính: Lần
Năm Năm Năm Chỉ tiêu
2013 -2012 2012 -2011 2013 2012
2011
Khả năng thanh toán 1,1 1,05 1,05 0,05 0 ngắn hạn
Khả năng thanh toán 0,58 0,86 0,84 (0,28) 0,02 nhanh
Khả năng thanh toán 0,34 0,61 0,16 (0,27) 0,45 tức thời
( Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Nhận xét:
Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn: tỷ số này đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm. Tại Công ty Cổ phần Toyota Thăng Long khả năng thanh toán ngắn hạn đạt mức 1,05 lần vào năm 2012 có nghĩa là một đồng nợ của Công ty được đảm bảo bằng 1,05 đồng tài sản lưu động, không có biến động so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhỏ hơn so với tài sản ngắn hạn trong hai năm vẫn ở mức ổn định. Tới năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,05 lần so với năm 2012. Trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ tiêu khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, giúp Công ty có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Và với mức tăng liên tục trong ba năm trở lại đây cho thấy Công ty đang làm ăn có hiệu quả, khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt tại thời điểm hiện tại là rất tốt.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số thanh toán nhanh cho biết khi các khoản nợ đến hạn, Công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi chả mà không cần bán hàng tồn kho. Trong giai đoạn 2011 – 2013 khả năng thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2011 đạt mức 0,84 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể sử dụng 0,84 đồng tài sản lưu động để chi trả mà
không cần giảm hàng tồn kho. Tới năm 2013 hệ số giảm mạnh chỉ còn 0,58 lần. Xét trên góc độ của các Công ty cạnh tranh cùng ngành vào thời kỳ khó khăn như trong giai đoạn 2011 – 2013 thì chỉ số này không đáng lo ngại, đây là sự giảm sút chung của cả thị trường chứ không riêng gì một Công ty. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác là do lượng hàng tồn kho tăng nhiều trong khi đó một số tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền thì lại giảm. Trong ba năm 2011, 43
2012 và 2013 hệ số này luôn ở mức thấp hơn 1, điều đó có nghĩa khả năng thanh toán nhanh của Công ty đang ở mức không an toàn, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ. Vì vậy, trong các năm tới, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp quản lý khoản phải thu hợp lý hơn tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu dài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay tại
một thời điểm xác định, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Cụ thể, năm 2012 khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,61 lần, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,61 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 0,45 lần so với năm 2011. Sang năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 0,34 lần và giảm 0,27 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Công ty dự trữ một lượng tiền mặt thấp và thiếu công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn, sự tăng lên của nợ ngắn hạn lớn hơn sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền. Điều này khiến cho Công ty sẽ mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói
chung mà không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định. Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ta thu được số liệu thể hiện ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị tính: Lần Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2013 -2012 2012 -2011 2013 2012 2011 Hiệu suất sử dụng 9,58 8,32 16,87 1,26 (8,55)
tài sản
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản: cho biết một đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua ba năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2011 hệ số này là 16,87 lần có nghĩa là một đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Công ty tạo ra 16,87 đồng doanh thu thuần, nhưng sang đến năm 2012 thì hệ số này giảm mạnh xuống chỉ còn 8,32 lần. Có thể thấy năm 2012 là một năm kinh doanh không hiệu quả của Công ty khi mà số lượng xe bán ra chậm khiến doanh thu bị giảm sút. Nhưng sang năm 2013 hệ số này đã 44
tăng lên 9,587 lần, cao hơn 1,26 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chung năm 2013 đã dần ổn định trở lại, đời sống người dân cải thiện hơn và họ có nhu cầu mua ô tô nhiều hơn, qua đó doanh thu năm 2013 đã tăng hơn so với năm trước.
2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh trong một chu kì nhất định, là nguồn quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm ba chỉ tiêu: chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (ROS), chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 2013 -2012 2012 -2011
Tỷ suất lợi nhuận trên 0,35
0,57 0,94 (0,22) (0,37)
doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên 3,34 4,75 15,8 (1,41) (11,05) tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên 23,53
37,76 120,3 (14,23)
(82,54)
vốn chủ sở hữu (ROE)
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Nhận xét:
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu (ROS): đây là mối quan hệ giữa lợi
nhuận và doanh thu, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, và lợi nhuận cho biết chất lượng, hiệu quả cuối cùng của Công ty. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết vai trò và hiệu quả của Công ty. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu là 0,57% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,57 đồng lợi nhuận giảm 0,37% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011 – 2012 tốc độ giảm của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế Sang đến năm 2013 chỉ tiêu này vẫn bị giảm so với năm 2012 là 0,22%. Sở dĩ có tình trạng này là do giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn mà nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng đã tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Không những vậy, hàng loạt các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường ngày một đông khiến cho doanh số của Công ty giảm sút nghiêm trọng. Có thể thấy trong hai năm trở lại đây, Công ty đã hoạt động kinh doanh 45
không được hiệu quả, doanh thu kém kéo theo lợi nhuận bị giảm mạnh, đồng thời các khoản mục chi phí chưa được kiểm soát tốt.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Năm 2011 cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 15,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng chỉ tiêu này lại giảm dần qua từng