Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 33)

Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động bao giờ cũng là một biện pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ các lý do sau:

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục:

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo đủ lượng vốn lưu động đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn.

Ngược lại nếu doanh nghiệp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho vốn quay vòng nhanh, chớp được cơ hội đầu tư, thu được nhiều lợi nhuận.

Thường xuyên nâng cao sử dụng hiệu quả vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mối quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong các biện pháp mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đó là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đó chính là chìa khóa, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp có được kết quả kinh doanh tốt nhất cho mình.

Sự vận chuyển của vốn lưu động phản ánh sự vận động của vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền… vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, tốc độ thu hồi các khoản phải thu như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp nhằm kiểm tra giám sát một cách toàn diện đối với các khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động không bị ứ đọng ở các khâu. Sử dụng vốn lưu động hợp lý không những giúp hạ chi phí giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp khai 27

thác tối đa năng lực làm việc của tài sản cố định, làm tăng lợi nhuận, góp phần vào công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn đáp ứng yêu cầu bảo toàn vốn lưu động với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung, nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là bảo toàn vốn lưu động. Do đặc điểm của vốn lưu động là chu chuyển một lần, toàn bộ vào giá trị sản phẩm, hình thái vốn lưu động thường xuyên biến đổi nên việc bảo toàn vốn lưu động thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối chu kỳ đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hóa tăng lên.

Như vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là tiêu chí để đo hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ. Do vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh

nghiệp

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp

khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau: Thứ nhất, phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút VLĐ. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thức tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất…mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất

với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD.

Thứ ba, trước khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghê, tình hình cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất doanh nghiệp 28

phải xem xét sự quyết định đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn SXKD của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ: tốc độ luân chuyển VLĐ thể hiện bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ. Số vòng quay VLĐ trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển VLĐ và số VLĐ bình quân. Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ là trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, sẽ dẫn tăng tổng mức luân chuyển VLĐ.

Để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm cần phải thực hiện tốt

những biện pháp về các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua và người bán hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ ở tất cả các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Cụ thể:

Trong lĩnh vực lưu thông cần có các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt

động tiêu thụ và mua sắm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường và khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp, từ đó dự đoán về vốn thành phẩm để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp cả về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chủng loại sản phẩm. Có như vậy vốn thành phẩm trong khâu lưu thông mới đúng kế hoạch theo ý muốn của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất cần rút ngắn chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp cần có biện

pháp rút ngắn thời gian làm việc trong quy trình công nghệ ở mức cho phép và hạn chế tới mức thấp nhất thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khác nhau.

Thứ năm, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có (nếu như thanh toán tốt), đồng thời vốn bị chiếm dụng còn là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi làm thất thoát VLĐ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi rủi ro đều có thể xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp, để chủ động phòng ngừa rủi ro các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra, cần đề phòng các rủi ro như hỏa hoạn, lũ lụt…

Thứ sáu, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, tình hình sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những điều kiện về trình độ công nghệ của máy móc thiết bị, về cơ cấu sản 29

phẩm được thị trường chấp nhận…còn phải kể đến một vấn đề quan trọng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính. Nếu có đủ các điều

kiện khác mà không làm tốt công tác quản lý thì việc sử dụng VLĐ cũng không mang lại hiệu quả cao. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính phải năng động nhạy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất, quản lý vốn huy động được một cách uyển chuyển nhất, phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp để càng ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra cho doanh nghiệp mình những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Kết luận chương 1:

Trong chương một, nội dung được nói tới là những cơ sở lý luận cơ bản về vốn lưu động cùng với việc phân tích sự cần thiết của việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Phần đầu chương là làm rõ khái niệm vốn lưu động thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm, phân loại. Đến cuối chương là xoay quanh vấn đề sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cùng với một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động trong doanh nghiệp.

30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA THĂNG LONG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần toyota thăng long (Trang 33)