1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi DN có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lí về tài chính, từ đó tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính.
Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người ta thường sử dụng ba chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn và được xác định
Tổng TS ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt. Nhưng nếu hệ số này cao quá sẽ gây cho doanh nghiệp tình trạng ứ đọng 19
vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời. Do đó tính hợp lí của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nhanh chóng đáp ứng của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy mà hàng tồn kho được loại trừ do đây là khoản mục có tính thanh toán thấp nhất trong số các tài sản lưu động.
Tổng TSNH - Kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Độ lớn, nhỏ của hệ số này còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Hệ số này càng cao thì càng tốt do doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán được những khoản nợ. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán nợ.
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ của Công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Độ lớn nhỏ của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh
của DN.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đó với hiệu suất sử dụng tài sản bình quân của ngành.
20
Số dư đầu kì + Số dư cuối kì Tổng tài sản bình quân =
2
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sinh lời Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này thế hiện được lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng =
doanh thu
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đồng thời tỷ số này cũng thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng =
tổng tài sản Tổng tài sản
Đẳng thức Dupont thứ nhất: ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Có hai xu hướng cần phải tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Việc tăng giá bán phải được thị trường chấp nhận, có nghĩa là giá bán tăng thì
chất lượng sản phẩm cũng phải tăng. Muốn tăng vòng quay tài sản cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán nhưng giảm giá sẽ làm cho ROS giảm, vì vậy ta có thể vẫn tăng giá bán những chất lượng sản phẩm cũng phải tăng, sự tăng lên này được người tiêu dùng chấp nhận. Như vậy, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó doanh nghiệp tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như: áp dụng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, chiết khấu thương mại…
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đồng thời chỉ số này để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. Nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty làm ăn có lãi và ngược lại
Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận ròng =
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
21
Đẳng thức Dupont 2: ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x (Tổng Tài Sản/VCSH)
Có 2 xu hướng để tăng ROE đó là tăng ROA, ROS hoặc là tăng hệ số đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi muốn tăng tỷ số này thì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá khả năng trả nợ của mình để đưa ra quyết định có vay thêm hay không
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ suất sinh lợi
trên tài sản (ROA). Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩ là đòn bẩy tài chính của Công ty đã có tác dụng tích cực. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Doanh thu thuần
=
(Vòng quay vốn lưu động) VLĐ bình quân trong kỳ
Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiệ một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ, tốc độ thu hồi lưu động của doanh nghiệp cang cao và ngược lại. Công thức tính như sau:
365
K
=
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Hệ số sinh lời của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ta bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của vốn Lợi nhuận sau thuế =
lưu động
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì việc sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Công thức xác định
22
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động là lượng vốn lưu động của doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, bao gồm
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, việc tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển dùng vào việc khác. Công thức xác định:
M M VLĐ 0 0 TK1 = - V1 V0
Mức tiết kiệm tương đối: Nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc bỏ ra số vốn lưu động ít hơn so với trước
M
M
1 1 TK2 = - V1 V0 Trong đó:
VLĐTK: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối/ tuyệt đối M0, M1: Doanh thu thuần kỳ trước và kỳ này (M1 > M0) V0, V1: Vòng quay vốn lưu động kỳ trước và kỳ này (V1 > V0) Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
Doanh thu thuần Hệ số thu nợ
= Các khoản phải thu TB
Hệ số thu nợ các khoản càng lớn cho thấy doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản vốn bị chiếm dụng
Thời gian thu nợ trung bình
365
Thời gian thu nợ trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để doanh nghiệp thu hồi được các
khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công 23
nợ của doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thu tiền bình quân quá ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua hàng của doanh nghiệp dẫn đến giảm doanh thu.
Hệ số trả nợ
Hệ số trả nợ là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu nợ của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
365
Hệ số trả nợ
= Thời gian trả nợ trung bình
Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Thời gian trả nợ trung bình
nhà cung cấp thông qua mua hàng hóa trả chậm trước khi thanh toán nơ, được tính toán bằng công thức:
365
Thời gian trả nợ trung bình =
Hệ số trả nợ
Hệ số lưu kho
Chỉ tiêu cho phép đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho. Hệ số này là số lần
mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số lưu kho được xác định bằng
Giá vốn hàng bán Hệ số lưu kho =
Hàng tồn kho TB
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
24
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình
Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng nhò, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn, việc kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả và được tính bằng công thức
Thời gian luân chuyển hàng tồn
365
=
kho trung bình Hệ số lưu kho
Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt vì doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.
Thời gian quay vòng tiền mặt
Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu được tiền về
Thời gian quay Thời gian
Thời gian luân chuyển Thời gian trả = + - vòng tiền mặt thu nợ TB kho TB nợ TB
Doanh nghiệp luôn mong muốn có thời gian quay vòng tiền mặt ngắn do chỉ khi nào dòng tiền thực sự quay trở lại DN, kinh doanh mới thật sự đạt hiệu quả trên thực tế và thời gian quay vòng tiền càng ngắn, doanh nghiệp thu hồi vốn càng nhanh. Tuy nhiên, để làm được điều đó các doanh nghiệp buộc phải cung cấp chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.