Mẫu được thu thập thông qua phương pháp:
Phát bảng câu hỏi trực tiếp và thu trực tiếp, tổng số bảng câu hỏi phát ra là 170 bảng, số bảng câu hỏi thu hồi là 153 (tỉ lệ hồi đáp là 90%); khảo sát bằng biểu mẫu google được 61 bảng. Sau khi phân tích và kiểm tra, có 18 bảng bị loại do điền thiếu thông tin hoặc chỉ ghi 1 mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu. Do đó thông qua phương pháp này thu được 196 mẫu hợp lệ.
Thông qua phương pháp này thu được 196 mẫu hợp lệ, được sử dụng trong đề tài này, đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m=40 (Hair, Anderson, Tatham & Black, 1998). Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006).
Có 32 biến quan sát đo lường 7 khái niệm trong nghiên cứu được tiến hành mã hóa để nhập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 .
Bảng 4-5: Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được phỏng vấn
Phân bố mẫu theo Số lượng % trong mẫu
Loại bia Bia 333 47 24
Sài Gòn Special (xanh) 59 30.1
Sài Gòn Export (đỏ) 90 45.9 Số lần uống 1 lần/tuần 37 18.9 2 lần/tuần 32 16.3 ≥ 3 lần/tuần 29 14.8 1-2 lần/tháng 98 50 Giới tính Nam 149 76 Nữ 47 24 Nhóm tuổi 18 – 25 tuổi 103 52.6 26 – 35 tuổi 72 36.7 36 – 45 tuổi 18 9.2 46 – 60 tuổi 3 1.5
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nhân viên văn phòng 59 30.1
Công nhân 42 21.4 Nghề tự do 26 13.3 Sinh viên 50 25.5 Khác 4 2 Thu nhập <3 triệu 41 20.9 3 – 5 triệu 53 27 5 – 7 triệu 59 30.1 7 – 10 triệu 32 16.3 >10 triệu 11 5.6
Qua bảng phân bố giới tính cho thấy trong 196 người được phỏng vấn có 47 người là nữ chiếm 24% tổng số người trả lời phỏng vấn, 149 người là nam chiếm 76% tổng số người trả lời phỏng vấn. Kết quả này có chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nam, nữ. Điều này thể hiện đối tượng khách hàng nam uống bia nhiều hơn khách hàng nữ.
Qua bảng phân bố độ tuổi cho thấy trong 196 người được phỏng vấn có 103 người có độ tuổi là 18 – 25 chiếm 52.6% tổng số người trả lời phỏng vấn, 72 người có độ tuổi trong khoảng 26 – 35 chiếm 36.7% tổng số người trả lời phỏng vấn, 18 người có độ tuổi trong khoảng 36 – 45 chiếm 9.2% và 3 người có độ tuổi trong khoảng 46 - 60 chiếm 1.5% tổng số người trả lời phỏng vấn. Qua đó cho thấy có một sự mất cân đối trong kết quả khảo sát này.
Nguyên nhân là do các đối tượng 18 – 25 tuổi và 26 – 35 tuổi là những người trẻ tuổi, họ thích tụ tập bạn bè sau những ngày làm việc căng thẳng.
Qua bảng phân bố nghề nghiệp cho thấy trong 196 người được phỏng vấn có 15 người là doanh nhân quản lý chiếm 7.7% tổng số người trả lời phỏng vấn, 59 người là nhân viên văn phòng chiếm 30.1% tổng số người trả lời phỏng vấn, 42 người là công nhân chiếm 21.4%, 26 người làm nghề tự do chiếm 13.3% và 50 người là sinh viên chiếm 25.5% và 4 người làm một số ngành nghề khác chiểm khoảng 2% tổng số người trả lời phỏng vấn. Với cơ cấu nghề nghiệp như trên ta thấy được sự mất cân đối trong khảo sát này mà nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó ta có thể thấy được đó là đối tượng nhân viên văn phòng, sinh viên, công nhân dễ tiếp cận hơn các đối tượng nghề nghiệp khác.
Và 2% số người làm nghề khác trên tổng số nghề là kỹ sư.
Qua bảng phân bố thu nhập cho thấy trong 196 người được phỏng vấn có 41 người có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm 20.9% tổng số người trả lời phỏng vấn, 53 người có thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 27% tổng số người trả lời phỏng vấn, 59 người có thu nhập từ 5 tới dưới 7 triệu đồng/tháng chiếm 30.1%, 32 người có thu nhập từ 7 tới dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm 16.3% và 11 người có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên chiếm 5.6% tổng số người trả lời phỏng vấn.
Qua bảng phân bố số lần uống bia của đối tượng khảo sát cho thấy trong 196 người được phỏng vấn có 37 người thường uống bia 1 lần/tuần chiếm 18.9% tổng số
người trả lời phỏng vấn, 32 người thường uống bia 2 lần/tuần chiếm 16.3% tổng số người trả lời phỏng vấn, 29 người thường uống bia lớn hơn 3 lần/tuần chiếm14.8 %, 98 người thường uống bia 1 – 2 lần/tháng chiếm 50% tổng số người trả lời phỏng vấn.