Hiện đại hóa công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 55)

dạn đổi mới quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ công nghệ hiện có, đầu tƣ mua sắm thiết bị dệt may đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không còn thích hợp. Đầu tƣ công nghệ hiện đại, các công nghệ thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới cho các dự án đầu tƣ mới với quy mô đủ lớn. Tập trung các dự án đầu tƣ mới, với quy mô đủ lớn, đủ tiềm lực về vốn để tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, công nghệ thế hệ mới nhất.

Hàng dệt may có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trƣờng, chu kỳ sản phẩm ngắn, tính mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó công nghệ phải đổi mới nhanh và theo hƣớng hiện đại. Đổi mới máy móc thiết bị giúp năng suất tăng cao, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo tốt hơn, đảm bảo số lƣợng các đơn đặt hàng mà khách hàng yêu cầu. Khi thiết bị hiện đại, chúng ta có đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm thời trang, các sản phẩm đa dạng hơn, nhiều mẫu hơn, đáp ứng đƣợc những khách hàng khó tính. Khi các mặt hàng có chất lƣợng tốt, kiểu dáng hấp dẫn dần dần Việt Nam sẽ xây dựng đƣợc thƣơng hiệu về sản phẩm dệt may của mình. Đối với các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất thì trình độ công nghệ hiện đại sẽ trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành.

Phát triển công nghiệp dệt phải gắn liền với công nghiệp may nhằm nâng cao chất lƣợng nguyên liệu các doanh nghiệp may, giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nƣớc ngoài, tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia và tăng tích luỹ để tiếp tục tái đầu tƣ cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy cần chú ý để tiếp nhận tốt sự chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cƣờng mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bƣớc tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ

thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hƣớng phát triển của ngành cần đƣợc chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tƣ ngay vào công nghệ mới để tạo bƣớc nhảy vọt về chất lƣợng và mang lại giá trị gia tăng.

Đối với các dự án các nhà đầu tƣ trong nƣớc, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn công nghệ. Tập đoàn dệt may Việt Nam cần tƣ vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các nhà đầu tƣ tránh đƣợc việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nƣớc, nhất là các nƣớc công nghiệp mới nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc…

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản hợp đồng gia công, triển khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cƣờng công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, chuyển tải bất hợp pháp… giúp các doanh nghiệp may có thể tối ƣu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có thể quản lý thông tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản xuất, quản lý các đơn vị gia công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thƣơng hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhằm hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm – may. Bao gồm hạ tầng cơ sở đƣờng xá, thoát nƣớc, xây dựng khu nhà ở cho công nhân viên, đặc biệt chú ý đến vấn đề xử lý nƣớc thải, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cơ sở in nhuộm, hoàn tất.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp dệt nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam để giúp dệt Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới.

3.3.2 Có chiến lược dài hạn

Doanh nghiệp cần có các chiến lƣợc đầu tƣ phục vụ cho trƣớc mắt và trong dài hạn. Cần lập quỹ vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tƣ. Tăng cƣờng hợp tác đối ngoại với các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng nhƣ thu hút vốn từ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách đăi ngộ cho việc tự nghiên cứu, chế tạo các máy móc

thiết bị cho ngành dệt may có nhƣ vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển vững chắc về lâu dài.

Các doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với các địa phƣơng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phƣơng tiến hành trồng bông và cung cấp nguyên liệu một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cung cấp vốn cho các địa phƣơng cũng nhƣ hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời nông dân tiến hành trồng bông, dâu, nuôi tằm. Có nhƣ vậy ngƣời dân mới thực sự mặn mà trong việc trồng các cây công nghiệp này. Đảm bảo thu mua nguyên liệu thƣờng xuyên, có kế hoạch tổng thế, có kết hợp đồng rơ ràng với ngƣời dân để đảm bảo thu nhập và củng cố niềm tin.

Các doanh nghiệp cũng cần đầu tƣ phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa, bỏ thói quen tự sản tự tiêu nhằm nâng cao chất lƣợng có nghĩa là ngành dệt may cần có những nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu kể cả việc đƣa các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu vào các khu dân cƣ để tập trung nhân lực nhàn rỗi. Đổi mới phƣơng thức quản lý, ban hành các chính sách đãi ngộ với ngƣời lao động nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành dệt may. Tăng cƣờng việc tuyển dụng và đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng nhanh cả về chất và lƣợng. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực có tay nghề thông qua các hình thức nhƣ liên kết đào tạo với các trƣờng, trung tâm dạy nghề hay tuyển dụng nguồn lao động từ các tỉnh về đào tạo.

Các doanh nghiệp cũng cần ký kết hợp đồng với các trung tâm để đào tạo và cung ứng công nhân đứng máy, kỹ thuật viên theo đúng chất lƣợng mà doanh nghiệp yêu cầu. Doanh nghiệp có nhu cầu cũng phải trả tiền cho việc đào tạo mới có đƣợc các công nhân lành nghề chứ không phải sử dụng lao động miễn phí nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải có các chính sách đào tạo lại một cách thƣờng xuyên để đảm bảo tay nghề cũng nhƣ nâng cao tay nghề của các công nhân đã qua đào tạo.

Trong bối cảnh gia nhập TPP, doanh nghiệp cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến khâu thiết kế. Chúng ta phải tự nghiên cứu thiết kế mẫu mã cho riêng sản phẩm của mình chứ không dập khuôn theo các mẫu mã có sẵn hay phụ thuộc vào mẫu mã của các đối tác nƣớc ngoài.

3.3.3 Hình thành các liên kết trong ngành

Gia nhập TPP đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên cơ hội bao giờ cũng đi liền thách thức. Các doanh nghiệp ngoài việc phải thông thạo mọi quy định mới của TPP để tránh những thiệt hại không đáng có khi tham gia thƣơng mại quốc tế, muốn tận dụng hiệu quả cao nhất của TPP, cần hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế đến phân phối phải đƣợc hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết TPP. Các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nƣớc ngoài TPP( đặc biệt từ Trung quốc, nƣớc không tham gia TPP) vì thế các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ "mở cửa" thị trƣờng trong nƣớc cho các nƣớc thành viên TPP tràn vào.

Thực tế cho thấy ngành dệt may nƣớc ta vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa thật sự bền vững, chƣa có chuỗi cung ứng và tỷ trọng tích lũy của ngành thấp. Để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, cần tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, kêu gọi các nhà đầu tƣ có thế mạnh về sản phẩm thiếu hụt, nhƣ nguyên liệu xơ visco, polyester, bỏ vốn vào các vùng trồng nguyên liệu.

3.3.4. Quan tâm thích đáng thị trường nội địa

Thị trƣờng nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nƣớc.Với số dân khoảng 92 triệu ngƣời đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến diện nếu nhƣ chỉ chú trọng thị trƣờng nƣớc ngoài trong khi thị trƣờng trong nƣớc lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nƣớc ngoài tràn vào. Hiện nay, hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu nhƣ đã hấp dẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng nƣớc ta. Đến năm 2015, dân số nƣớc ta sẽ vào khoảng 97 triệu ngƣời, sức mua hàng

sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc hợp lý thì đây sẽ là thị trƣờng tiềm năng rất lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam cần có quan tâm thích đáng thị trƣờng nội địa khi tiềm năng của thị trƣờng rất lớn và nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc thấp, chất lƣợng sản phẩm và giá cả thấp hơn so với thị trƣờng bên ngoài phù hợp với trình độ tay nghề và khả năng cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp trong nƣớc. Việc không mất nhiều chi phí cho nguyên phụ liệu và nghiên cứu, phân phối hàng hóa…giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có khả năng canh tranh giá cả với các mặt hàng ngoại nhập.

Sản xuất các loại hàng hóa trung và cao cấp phục vụ cho nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Dệt may Việt Nam hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xă hội của cả nƣớc. Tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng thị trƣờng, để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhiên liệu, thị trƣờng tiêu thụ mới, nâng cao tỷ suất lợi nhuận cần đƣợc quan tâm chú trọng.

Thời gian qua, thành công mà ngành dệt may Việt Nam đạt đƣợc là nhờ mở cửa thị trƣờng khi Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng nhằm có đƣợc ƣu đãi về thuế quan và cắt giảm các rào cản thƣơng mại khác. Chính vì vậy, Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP nhằm đƣa ngành dệt may Việt Nam phát triển thêm một tầm cao mới, tuy nhiên ngoài những cơ hội mà TPP đem lại thì vẫn tồn tại những thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam.Tham gia TPP mở ra cho dệt may Việt Nam cơ hội tiếp cận thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP với thuế xuất ƣu đãi, tạo ƣu thế canh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, là động lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam còn yếu kém. Tuy vậy, để hƣởng những ƣu đăi mà TPP đem lại ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với những thách thức từ TPP. Để tận dụng những ƣu đăi mà TPP mang đến cho ngành dệt may Việt Nam cần có sự gắn kết giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp, chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hƣởng ƣu đãi thuế quan, tăng giá trị xuất khẩu. Đề tài “Giải pháp tận dụng cơ hội từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam” đã hệ thống hóa một số lý luận chung về gia công may mặc, vai trò, tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Qua đó làm nền tảng để phân tích những thành công, hạn chế và đánh giá những cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia TPP trong thời gian tới và đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thƣờng Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông

2. Hoàng Văn Châu (2010), Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm từ các nước, giải pháp cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đinh Phi Hồ (2008), Giáo trình kinh tế, Nhà xuất bản thống kê.

4. Pham Quỳnh Liên (2013), Slide bài giảng “Gia công quốc tế”, Học viện Chính sách và Phát triển.

5. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (2012), Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam – Thành công và hạn chế, www.fia.mpi.gov.vn, ngày 20/9/2012.

6. Giáo trình Đại học kinh tế quốc dân (2012),Quản lý Nhà nước về FDI và lĩnh vực dệt may, ngày 20/9/2012.

7. Vũ Văn Chung (2012), Quản lư vốn đầu tư ra nước ngoài: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và Hàn Quốc, www.fia.mpi.gov.vn, ngày 27/9/2012.

8. Thống kê thƣơng mại WTO (2006 – 2009), Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

9. Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam khi tham gia TPP

10. www.gso.gov.vn 11. www.customs.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 55)