Phạm vi điều chỉnh của TPP

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 28)

Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này rất rộng và phức tạp, với các vấn đề thƣơng mại và phi thƣơng mại đan xen.

Bản thân hiệp đinh P4 (promotion, place, price, product) đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều vấn đề phi thuế quan nhƣ xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thƣơng mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thƣơng mại nhƣ lao động, môi trƣờng.

TPP đang tiếp tục phát triển từ nền gốc của P4 với 12 nƣớc hiện đang tham gia đàm phán và trong tƣơng lai số đối tác sẽ tăng thêm, nên chắc chắn phạm vi sẽ còn lớn hơn nữa. Hiệp định TPP đƣợc kỳ vọng là một “FTA của thế kỷ XXI” với phạm vi điều chỉnh rộng cùng với xu hƣớng đàm phán tự do mạnh mẽ đƣợc cụ thể hóa trên những lĩnh vực sau:

- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.

- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính.

- Đầu tƣ: Tăng cƣờng các quy định liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và bảo vệ nhà đầu tƣ.

- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với các mức trong WTO (WTO+).

- Các biện pháp về Xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), Hàng rào kỹ thuật thƣơng mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật.

- Cạnh tranh và mua sắm công: tăng cƣờng cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công.

- Ngoài ra còn có một số lĩnh vực khác nhƣ các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trƣờng, lao động, chống tham nhũng, doanh nghiệp nhà nƣớc, công đoàn,...

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 28)