Những cơ hội từ TPP đối với ngành dệt mayViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 32)

2.2.1 Cơ hội tiếp cận thị trường các nước thành viên TPP với thuế suất ưu đăi

TPP là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài không phải là thành viên của TPP. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội chiếm ƣu thế trên thị trƣờng khi thuế xuất giảm và hạn ngạch dần đƣợc xóa bỏ, nhất là ở thị trƣờng Hoa Kỳ.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trƣờng trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trƣờng xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Hoa kỳ chiếm 50%, Châu Âu chiếm 17%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6%, còn lại 2% là các thị trƣờng khác. Trong đó, tại thị trƣờng Hoa Kỳ và EU, dệt may Việt Nam đang phải chịu thuế suất lần lƣợt là 17,5% và 9,6%.

Hai thị trƣờng xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản, đây cũng chính là hai nƣớc thành viên trong TPP. Việt Nam đă trở thành nƣớc xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trƣờng Mỹ, sau Trung Quốc. Hàng hóa của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh cao khi đƣợc cắt giảm thuế so với hàng hóa của các nƣớc khác trong các thị trƣờng này. Năm 2012, kim

ngạch xuất khẩu dệt may của nƣớc ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng 9,2%, vào Nhật Bản tăng 19,3%.

Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại một số thị trƣờng khác cũng có mức tăng trƣởng mạnh nhƣ sang Na Uy tăng 134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37%...( Nguồn Tổng cục thống kê)

Nếu đàm phán TPP mang lại lợi thế thành công thì 95 dòng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện nay sẽ đƣợc hƣởng thuế suất 0%, tƣơng tự đối với các thị trƣờng khác. Điều này hứa hẹn sẽ là cú hích mới cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số lƣợng hàm ý là quy mô sản xuất và xuất khẩu, còn chất lƣợng là sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất, kinh doanh, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Đây cũng chính là lợi thế để hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Băng-la-đét..., những nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhƣng không phải là thành viên của TPP.

2.2.2. Tăng năng lực cạnh tranh, thúc đầy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên, phụ liệu - may - phân phối phải đƣợc hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Hiện tại nguyên liệu sản xuất của Việt Nam phần lớn đƣợc nhập khẩu là chủ yếu, để hƣởng ƣu đãi thuế quan từ các nƣớc thành viên TPP thì giải pháp quan trọng là phải tập trung đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may.

Giải pháp đó chính là việc các doanh nghiệp phải tìm nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu trong nƣớc, từ các nƣớc trong TPP cũng nhƣ tìm nguồn liên kết chuỗi cung ứng. Chính điều này sẽ là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam

giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

2.2.3. Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư vào ngành dệt may

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), hiện nay đang có làn sóng đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành dệt may nhằm hƣởng ƣu đãi thuế. Đây cũng chính là cơ hội để ngành dệt may nƣớc ta tranh thủ phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu trong nƣớc. Đă có rất nhiều nhà đầu tƣ nhanh chân đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để đón đầu TPP nhƣ các tập đoàn Texhong (Hồng Kông), Mitsui (Nhật Bản), Sunrise (Trung Quốc)... Ví dụ, công ty Kyungbang (Hàn Quốc) vừa đƣa vào hoạt động cơ sở sản xuất sợi tại tỉnh Bình Dƣơng, với vốn đầu tƣ giai đoạn một là 40 triệu USD, công ty này tiếp tục đầu tƣ thêm 160 triệu USD để tăng năng lực sản xuất sợi với kỳ vọng trở thành nhà máy sợi lớn nhất châu Á. Làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài này sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam vốn đang vừa yếu và còn thiếu sót nhiều.

Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI vào các ngành các lĩnh vực còn kém phát triển, đầu tƣ lớn, công nghê cao, trong khi thị trƣờng trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc. Những ƣu đãi về thuế quan, về xuất xứ hàng hóa là điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ sợi, bông, dệt, thiết kế tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Bảng2.2: Những đối tác lớn nhất đầu tư FDI vào Việt Nam tính đến 31/12/2011 Thứ hạng Quốc gia Số vốn đăng kí (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Nhật Bản 24.381,7 12,25 2 Hàn Quốc 23.695,9 11,90

3 Đài Loan (Trung Quốc) 23.638,5 11,87

4 Singapore 22.960,2 11,53

5 Virgin Islands (thuộc

Anh) 15.456,0 7,76 6 Hồng Kông (Trung Quốc) 11.311,1 5,68 7 Malaysia 11.074,7 5,56 8 Mỹ 10.431,6 5,24 9 Caymen Islands 7.501,8 3,77 10 Thái Lan 5.853,3 2,94 Nguồn: Tổng cục thống kê (2011)

2.3. Những thách thức từ TPP đối với ngành dệt may Việt Nam

2.3.1. Các doanh nghiệp FDI có thể hưởng ưu đãi từ TPP so với các doanh nghiệp dệt may 100% vốn nội địa

Năm 2013 là năm đƣợc kỳ vọng là năm thành công trong tiến trình đàm phán TPP. Tuy nhiên, cho đến ngày 30.8, cuộc đàm phán lần thứ 19 của Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) với 12 nƣớc tham gia tại Brunei đă kết thúc mà không có tiến triển. Mặc dù vậy khả năng Việt Nam tham gia TPP là rất cao. Tham gia vào TPP đồng nghĩ với mở của thị trƣờng, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam mà nguồn vốn FDI là chủ yếu. Thông qua hình thức đầu tƣ FDI các doanh nghiệp nƣớc ngoài thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và trực tiếp nắm quyền quản lý do vậy hàng

Việt Nam, đƣợc hƣởng mọi ƣu đãi thuế quan, xuất xứ nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Ngay khi Hiệp định TPP còn chƣa đƣợc ký kết, khi các doanh nghiệp Việt Nam còn chƣa có động thái hay sự chuẩn bị tiếp nhận những ƣu đãi mà TPP đem lại thì các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã có kế hoạch và bƣớc đi cụ thể vào Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội khi Việt Nam tham gia TPP. Hoạt động đầu tƣ xây dựng nhà máy, xí nghiệp hoặc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu diễn ra chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI nhƣng không tham gia vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết, việc này có nguy hại lớn cho kinh tế Việt Nam và ngành công nghiệp dệt may nói riêng.

Và trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chƣa sẵn sàng để đón nhận hiệu ứng từ TPP thì những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đã rất nhanh chân. Theo hãng tin Bloomberg, các doanh nghiệp Trung Quốc đă có một sự chuẩn bị từ khá sớm cho hiệp định này. Nhờ sự chuẩn bị này, một số ông chủ đã trở thành tỉ phú đô-la mới ở Trung Quốc. Và một trong số đó là Hong Tianzhu, Chủ tịch tập đoàn dệt may Trung Quốc Texhong Textile. Theo đó giá cổ phiếu của Texhong Textile đă tăng 445% trong 12 tháng qua. Và giá trị tài sản ròng của ngƣời đồng sáng lập kiêm cổ đông lớn nhất của Công ty là Hong Tianzhu lên mức 1 tỉ USD. Các công ty dệt ở Trung Quốc, nƣớc nhập khẩu bông lớn nhất thế giới, đă chịu ảnh hƣởng nặng nề do chính sách mua bông giá cao của Chính phủ nƣớc này nhằm giúp nông dân trồng bông tránh khỏi tình trạng giá bông sụt giảm. Chính sách đó đă khiến giá bông ở Trung Quốc cao hơn giá bông ở Việt Nam khoảng 75%. Trong bối cảnh đó Texhong đã đi rất sớm trong việc mở rộng hoạt động ở nƣớc ngoài, chủ yếu là ở Việt Nam. Công ty đã tận dụng đƣợc chênh lệch giá bông, bằng cách mua bông ở Việt Nam và bán sản phẩm ở Trung Quốc. Giữa năm ngoái, nhà máy sản xuất sợi giai đoạn 1 của Công ty Texhong Ngân Long thuộc Tập đoàn Texhong Textile đã đƣợc khởi công tại Quảng Ninh với vốn đầu tƣ 300 triệu USD, nâng số nhà máy của Texhong tại Việt Nam lên đến con số bốn. Tuy nhiên, thành công nhờ giá bông của ông chủ Texhong Textile có lẽ chỉ mới là một sự

khởi đầu may mắn. Đích nhắm cuối cùng của việc mở nhà máy ở Việt Nam chính là TPP. “Hàng dệt may Việt Nam hiện đă đƣợc hƣởng thuế suất 0% vào Trung Quốc. Nếu đƣợc miễn thuế khi xuất sang Mỹ, kế hoạch mở rộng công suất của Texhong Textile đă thành công nhƣ mong đợi từ phía tập đoàn này. Không chỉ có Texhong, tháng 11.2012 Công ty TNHH Dệt may Sunrise (Shengzhou), Trung Quốc liên doanh với Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Thiên Nam cũng đă thành lập Công ty Cổ phần Dệt Nhuộm Thiên Nam Sunrise. Công ty có tổng đầu tƣ 24 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất vải dệt thoi công suất 1 triệu mét/tháng và vải dệt kim công suất 300 tấn/tháng. Gần đây, Tập đoàn Crystal (Hồng Kông) cho biết sẽ đầu tƣ khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng hơn 70 ha đất tại Khu Công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dƣơng.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng gia tăng việc mở rộng các đối tác, xây dựng nhà máy tại Việt Nam nhằm trục lợi từ TPP khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức này. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ là những ngƣời thiệt hại lớn nhất, không đƣợc hƣởng ƣu đãi từ TPP mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

2.3.2. Mất thị trường trong nước đối với hàng dệt may trung và cao cấp từ các nước TPP

Tham gia TPP đem đến khả năng mở rộng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao so với hàng hóa từ các nƣớc ngoài TPP khi thâm nhập thị trƣờng nội khối TPP nhờ lợi thế về thuế quan. Hàng hóa rẻ hơn, chất lƣợng hơn cho ngƣời tiêu dùng nhƣng lại đem đến khó khăn cho các nƣớc có ngành công nghiệp dệt may kém phát triển, chất lƣợng hàng hóa chƣa cao. Thuế xuất giảm đến 0% là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu phát triển, xuất khẩu từ các nƣớc nội khối TPP dễ dàng hơn, điều này tạo thuận lợi cho các hàng hóa đến từ Hoa Kỳ, Nhật

may trung và cao cấp sẽ chiếm lấy thị trƣờng này. Hàng dệt may của Việt Nam phụ thuộc vào lao động, công nghệ thấp hơn các nƣớc phát triển nên không thể cạnh tranh bằng giá với Hoa Kỳ, Nhật Bản dẫn đến mất trị trƣờng với hàng dệt may trung và cao cấp.

2.3.3. Yêu cầu xuất xứ không thuận lợi

Mối quan tâm và rào cản lớn nhất hiện nay của dệt may Việt Nam, đó là yêu cầu quy tắc xuất xứ của hàng dệt may. Đây là công đoạn khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam. Vì với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nƣớc, dệt may Việt Nam khó lòng đáp ứng tốt quy tắc này. Hiện nay, trong chuỗi sản xuất khép kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm thì Việt Nam chỉ mới có ƣu thế ở đoạn cuối là may. Trong khi đó, dệt, nhuộm, hoàn tất vải vẫn là khâu yếu nhất của chúng ta. Có một nghịch lý đang diễn ra, hiện Việt Nam dƣ thừa sợi, xuất khẩu đến 60%-70% lƣợng sợi sản xuất trong nƣớc ra nƣớc ngoài nhƣng phải nhập hầu hết lƣợng vải ở nƣớc ngoài vào để sản xuất. Với thực lực hiện tại của ngành công nghiệp phụ trợ trong nƣớc thì rõ ràng yêu cầu xuất xứ phía Mỹ trong đàm phán TPP đƣa ra là một bất lợi đối với ngành dệt may.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ DỆT MAY VIỆT NAM TẬN DỤNG CƠ HỘI TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG TPP

3.1. Bài học kinh nghiệm từ tận dụng cơ hội mở cửa thị trƣờng

3.1.1. Bài học kinh nghiệm từ tận dụng cơ hội mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO

Việt Nam đƣợc kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)vào ngày 11/1/2007. Đây là thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì trên hành trình này và là dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), việc giảm thuế suất, mở cửa thị trƣờng trong lúc n ền kinh tế còn nhiều yếu tố bất cập và các doanh nghiệp chƣa đủ điều kiện hội nhập quốc tế đă dẫn tới tình trạng bị mất thị phần, nhất là lĩnh v ực bán lẻ. Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) cũng tƣơng tự, thậm chí còn nhiều thách thức hơn, khi sân chơi này đƣợc đánh giá là bình đẳng hơn và không còn những chính sách ƣu tiên cho các quốc gia đang phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã phá đƣợc thế bao vây cấm vận, tạo đƣợc sự bình đẳng trong thƣơng mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó nòng cốt là ngoại thƣơng tiến bộ rõ rệt. Thị trƣờng đƣợc rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trƣởng và năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Mặc dù là lĩnh vực nhạy cảm, những khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đối ngoại, phát triển cả về chiều rộng và bề sâu.Nhiều loại hình dịch vụ mới đƣợc mở mang. Một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao đã đƣợc đầu tƣ và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Hội nhập thúc đẩy tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng

động hơn, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trƣờng và các loại hình thị trƣờng tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện.

Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội và đạt nhiều thành tựu.Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chƣa cao, năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiêp còn kém, giá thành sản phẩm còn cao so với chuẩn quốc tế, chất lƣợng phục vụ chƣa chuyên nghiệp.

Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng, cũng nhƣ các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chƣa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam chƣa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc chƣa đƣợc tiến hành song

Một phần của tài liệu Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)